Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì Voz

Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì Voz

Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Về cơ quan, tổ chức thực hiện

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty kinh doanh bảo hiểm nên các chính sách, quyền lợi về bảo hiểm nhân thọ sẽ do công ty này tổ chức thực hiện. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định thì công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong khi đó, BHXH (bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện) đều do Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện. Theo đó, các chính sách, quyền lợi của người tham gia sẽ được giải quyết theo quy định tại Luật BHXH và các văn bản có liên quan.

Người được hưởng bảo hiểm nhân thọ là người mua bảo hiểm hoặc người được tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền theo hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, đối tượng hưởng bảo hiểm nhân thọ có thể là bất cứ ai và do người mua bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký. Người hưởng có thể người thân hoặc thậm chí không có quan hệ huyết thống với người mua bảo hiểm nhưng lại được người này chỉ định hưởng.

Trong khi đó, BHXH chỉ giải quyết quyền lợi đối với người tham gia. Riêng trường hợp người tham gia BHXH tử vong, các quyền lợi về chế độ tử tuất sẽ được giải quyết cho thân nhân của người này. Tuy nhiên sẽ không có sự chỉ định người hưởng bảo hiểm ở đây mà quỹ BHXH sẽ chi trả tiền chế độ cho những thân nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thời gian đóng bảo hiểm nhân thọ linh hoạt phụ thuộc vào mỗi sản phẩm và nhu cầu cũng như khả năng kinh tế của người tham gia. Do đó, người tham gia có thể chủ động được khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhân thọ phù hợp với mình. Thời hạn của gói bảo hiểm nhân thọ phổ biến nhất thường là từ 10 - 20 năm.

Quyền lợi được giải quyết cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Còn với bảo hiểm xã hội, người tham gia phải đóng ít nhất 20 năm thì mới đủ điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm để tính hưởng lương hưu khi về già. Hầu hết các quyền lợi khác về bảo hiểm xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi số năm đóng BHXH. Thông thường đóng bảo hiểm nhiều năm thì được hưởng quyền lợi nhiều hơn so với người đóng ít năm.

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người dân hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn mức phí, thời gian đóng phí, thời hạn hợp đồng, tạm ứng/ tạm dừng đóng phí theo khả năng tài chính. Hiện không có giới hạn đặt ra với mức phí bảo hiểm nên nếu đóng bảo hiểm nhân thọ ở mức cao thì tương ứng quyền lợi được hưởng cũng sẽ cao.

Theo các chuyên gia tài chính, mức phí đóng bảo hiểm nhân thọ lý tưởng là 10 - 15% thu nhập. Đây là một mức phí hợp lý để duy trì đóng phí đều đặn nhằm đảm bảo quyền lợi mà không ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của gia đình.

Trong khi đó, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động là sẽ được căn cứ trên tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Mỗi tháng, cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm nhưng với những tỷ lệ khác nhau: Người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng đóng 21,5% tiền lương.

Còn nếu tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều bị giới hạn mức đóng tối thiểu và mức đóng tối đa.

Phạm vi hưởng bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào thỏa thuận của người mua và công ty bảo hiểm. Khi xảy ra các sự kiện mà hợp đồng ghi nhận, người mua hoặc người thụ hưởng sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm.

Người mua bảo hiểm có thể tùy chọn gói bảo hiểm phù hợp với mục đích bảo vệ và khả năng tài chính của mình. Một số quyền lợi có thể kể đến như thanh toán viện phí, chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo,…

Còn các quyền lợi về BHXH sẽ do luật quy định. BHXH bắt buộc sẽ bao gồm các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Còn BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, người tham gia mới được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Có nên mua bảo hiểm nhân thọ cho con?

Bảo hiểm nhân thọ là một biện pháp bảo vệ tài chính cho con trong tương lai, giúp bé sẵn sàng trước các rủi ro và thách thức. Do đó, nếu có kinh tế dư dả, các bậc cha mẹ cũng nên dành chút thu nhập để mua bảo hiểm nhân thọ cho con.

Sau đây là 02 lợi ích lớn khi mua bảo hiểm nhân thọ cho con mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc.

(1) Bảo vệ toàn diện trước rủi ro/bệnh tật

Các sản phẩm bảo hiểm cho con đều ưu tiên quyền lợi bảo vệ trước rủi ro tai nạn, bệnh hiểm nghèo, tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra thì bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, an tâm trong quá trình chữa bệnh cho con.

(2) Tích lũy tiết kiệm đến khi con trưởng thành

Con cái lớn cũng là lúc cha mẹ già đi, sức lao động cũng giảm sút ít nhiều. Thêm vào đó, trên hành trình trưởng thành của con, nếu chẳng may cha mẹ, hay người bảo hộ gặp rủi ro về sức khỏe và tính mang thì quá trình học tập của con có thể bị gián đoạn.

Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con cũng là một phương án vừa an toàn, vừa ít rủi ro và hỗ trợ tài chính kịp thời, để không ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của trẻ.

Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Từ 2016, cơ quan BHXH Việt Nam đã phối hợp với các UBND xã/phường/thị trấn tại các tỉnh/thành phố trên cả nước tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dân trên địa bàn nơi trú và căn cứ theo dữ liệu của cơ quan BHXH để cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người dân.

Ngày 14/4/2017 BHXH Việt Nam chính thức ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH. Theo đó căn cứ tại khoản 2.13 Điều 2, Luật này quy định:

Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội , thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số BHXH là một dãy 10 số duy nhất.

Cách kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống BHXH Việt Nam

Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" trên website:

Hướng dẫn tra mã số BHXH trên website baohiemxagoi.gov.vn

Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”

Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH

Điền thông tin tra cứu mã số BHXH

Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có (*) như sau:

Tỉnh/TP:  Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH

Họ tên: Bạn có thể lựa chọn viết tên Có dấu/Không dấu

Ngày sinh (ghi đủ cả ngày tháng năm sinh)/ Năm sinh (chỉ cần điền năm sinh)

Nhấn chọn “Không phải người máy” để xác thực mã Capcha tự động

Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:

Nhận kết quả trả về từ cơ quan BHXH

Mã số BHXH: Dãy 10 số của người tham gia BHXH là duy nhất và riêng biệt.

Họ và tên: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Giới tính: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Ngày sinh: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Mã hộ BHXH: Mã số BHXH hộ gia đình

Địa chỉ: Địa chỉ cư trú của người tham gia

Như vậy là bạn đã hoàn tất việc kiểm tra mã số BHXH của cá nhân mình ghi nhận trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trong bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về mã số bảo hiểm xã hội, đặc điểm và cách để kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty kinh doanh bảo hiểm, được thiết kế với các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định.

Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia với công ty bảo hiểm. Hợp đồng này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan. Hợp đồng này được khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm định nghĩa như sau:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo đó, khi xảy ra các sự kiện rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trước về việc được hưởng bảo hiểm hoặc đến khi bảo hiểm đáo hạn, người mua bảo hiểm hoặc người được chỉ định hưởng bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một số tiền nhất định. Số tiền này được căn cứ cụ thể vào số tiền bảo hiểm đã đóng và các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.