Các Cách Sang Đức

Các Cách Sang Đức

Là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất tại EU, Cộng hòa Liên bang Đức có nhu cầu lớn về hàng nông sản. Tuy nhiên thị phần nông sản Việt tại Đức lại chưa cao, một trong những nguyên nhân cốt lõi là vấn đề chất lượng sản phẩm và thương hiệu.

Là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất tại EU, Cộng hòa Liên bang Đức có nhu cầu lớn về hàng nông sản. Tuy nhiên thị phần nông sản Việt tại Đức lại chưa cao, một trong những nguyên nhân cốt lõi là vấn đề chất lượng sản phẩm và thương hiệu.

Thị trường Đức có nhu cầu vải thiều của Việt Nam không? Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường này như thế nào?

Người tiêu dùng Đức rất thích thực phẩm đặc trưng châu Á như trái vải… Siêu thị của Đức đã có các mặt hàng trái cây của Việt Nam, dù còn khiêm tốn về số lượng.

Về giá nhập khẩu, vải tại thị trường này có giá tương đối cao, một phần do chi phí vận chuyển xuất khẩu lớn.

Hiện Vietnam Airlines và Bamboo Airlines đã có đường bay thẳng đến Đức. Đây là lợi thế của doanh nghiệp Việt khi muốn xuất khẩu trái vải sang đây.

Doanh nghiệp muốn đi theo đường trực tiếp đến Đức tương đối khó do bảo quản nông sản chỉ trong thời điểm ngắn hạn, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng hàng khi đến phía đối tác.

Nhu cầu cà phê và cà phê rang xay tại thị trường Đức như thế nào?

Cà phê của Việt Nam ở Đức đang phát triển rất tốt. Trước đây, người tiêu dùng Đức chủ yếu dùng cà phê châu Âu. Hiện nay, xu hướng đó đang dần chuyển sang cà phê Việt Nam.

Hiện nay, cà phê Việt xuất sang Đức chủ yếu là dạng thô và qua các bên trung gian. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung ứng trực tiếp cho các nhà máy rang xay.

Để phát triển bền vững tại Đức, doanh nghiệp nên chế biến, liên kết thương hiệu và phát triển cà phê rang xay mang thương hiệu của mình.

Trong thời gian qua, có nhiều nhà cung cấp cà phê ở Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận thị trường Đức. Tuy nhiên, đây đều là các công ty nhỏ, không có nguồn lực tài chính tạo nguồn lực cung cấp sản phẩm.

Có 2 gợi ý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận thị trường Đức:

Thứ nhất, doanh nghiệp có thể tạo một website để giới thiệu sản phẩm của mình, có sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Thứ hai, các công ty nhỏ liên kết với nhau, tạo thành một mạng lưới liên kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Ở Đức, mô hình kết hợp này cũng đã có. Các doanh nghiệp nhỏ kết hợp với nhau, tạo ra một mạng lưới phân phối hàng hóa, cùng với nhau tổ chức các buổi hội chợ. Một mặt, doanh nghiệp có thể giảm chi phí tổ chức, một mặt có thể thường xuyên giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các đối tác ngay tại hội chợ.

Những sản phẩm enzim trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang Đức không?

Các sản phẩm enzim về trái cây như đồ uống, hương vị trái cây rất được ưa chuộng tại Đức. Doanh nghiệp có thể cung ứng trực tiếp đối với khách hàng có kênh phân phối dòng sản phẩm này nếu như đối tác Việt Nam đủ uy tín.