Sắp xếp theo: Sản phẩm nổi bật Giá: Tăng dần Giá: Giảm dần Tên: A-Z Tên: Z-A Cũ nhất Mới nhất Bán chạy nhất Tồn kho: Giảm dần
Sắp xếp theo: Sản phẩm nổi bật Giá: Tăng dần Giá: Giảm dần Tên: A-Z Tên: Z-A Cũ nhất Mới nhất Bán chạy nhất Tồn kho: Giảm dần
Chế độ bảo hiểm xã hội là các chế độ đặc biệt được quy định dành riêng cho người lao động tham gia BHXH. Đối với người khuyết tật khi tham gia BHXH cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với người bình thường khác. Cụ thể:
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
Tuy nhiên, do những đặc trưng về sức khỏe và khả năng lao động, khi hưởng một vài chế độ bảo hiểm xã hội người khuyết tật ở mức độ nặng ưu tiên hơn so với người lao động thông thường. Ví dụ có thể được về hưu sớm so với tuổi thông thường.
Căn cứ theo Điều 2, Luật Người khuyết tật ban hành ngày ngày 17/6/2010 thì người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Có 3 mức độ khuyết tật sau đây:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà nước ta đã có rất nhiều các chính sách nhằm tạo điều kiện giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, có thể khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Trong số đó chính sách bảo hiểm y tế và chính sách trợ giúp xã hội mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người khuyết tật.
Chế độ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật có những quy định đặc biệt. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của người khuyết tật sẽ phụ thuộc vào mức độ khuyết tật.
Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm y tế quy định người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
Tại Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ BHYT gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật.
Cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3, Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Đối với người khuyết tật nhẹ sẽ tham gia BHYT và hưởng các chế độ BHYT giống như những người bình thường. Cụ thể:
Khi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 100% mức hưởng của loại thẻ BHYT.
Trong trường hợp tự ý đi khám chữa bệnh không đúng tuyến mức hưởng là 40% chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và 100% tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến tỉnh.
2.3 Chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong đó có người khuyết tật. Cụ thể:
“Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, và Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp cho người khuyết tật hằng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Lưu ý: Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp.
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật là một trong những sách hữu ích hỗ trợ người lao động kém may mắn giúp họ có thể hòa nhập cộng đồng. Đồng thời những hỗ trợ này có ý nghĩa tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội.
Khi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản thì ngoài mức lương cao thì luật lao động tại Nhật Bản còn rất trú trọng và ưu tiên đối với người lao động nước ngoài. Bởi vậy nếu không biết rõ các quyền lợi mà mình được hưởng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì thật là một thiệt thòi phải không nào. Chính vì vậy các bạn hãy theo dõi chi tiết bài viết về các quyền lợi cơ bản của người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dưới đây để nắm được những quyền lợi mà mình được hưởng khi làm việc trên đất nước Nhật nhé.
A. CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN ĐANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN
1. Được hưởng mức lương cơ bản như người lao động của Nhật Bản
Chính phủ nhật bản đã quy định rõ về mức lương cơ bản của người lao động làm việc trong các xí nghiệp tại Nhật Bản vì vậy mức lương cơ bản này cũng sẽ được áp dụng cho người lao động đi XKLD làm việc trong các xí nghiệp Nhật Bản.
Bởi vậy trước khi đăng kí đi làm việc tại Nhật Bản, các bạn cần nắm rõ được thông tin về mức thu nhập thực lĩnh của mình. Mức thu nhập thực lĩnh là mức thu nhập bạn nhận được sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí về thuế, sinh hoạt, bản hiểm. Các bạn cũng nên giành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn thông tin cũng như yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về công ty tiếp nhận bạn làm việc và tìm hiểu mức lương, các chế độ phải rõ ràng, minh bạch.
Ngoài ra các bạn còn được hưởng chế độ lương tăng ca tối thiểu theo quy định của người lao động tại Nhật Bản sau:
– Tăng ca, làm thêm giờ: sẽ được tính 1,25 lần mức lương cơ bản
– Làm thêm vào ngày nghỉ: sẽ được 1,25 lần mức lương cơ bản
– Làm việc từ 10h tối đến 5h sáng: sẽ được 1,25 lần mức lương cơ bản
– Làm việc trong ngày nghỉ lễ: sẽ được 1,25 lần mức lương cơ bản
Chú ý: Một số doanh nghiệp còn có chế độ lương tăng ca cao hơn nhưng không thể thấp hơn mức quy định này
3. Thời gian làm việc, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng như người lao động Nhật Bản
– Thời gian làm việc cụ thể của lao động sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng và đa số các doanh nghiệp tại Nhật đều lập kế hoạch làm việc theo năm. Thường thì các lao động nước ngoài sẽ làm việc 8 tiếng/ngày, 40 tiếng/tuần và công việc có thể chia làm nhiều ca khác nhau.
– Sau khi trở thành thực tập sinh 6 tháng sau đó bạn sẽ được cấp 10 ngày nghỉ phép trong 1 năm có lương, 1 năm làm việc sau đó số ngày nghỉ sẽ tăng lên 11 ngày. Cơ quan tiếp nhận và công ty tuyển dụng không có quyền đơn phương quyết định thời điểm nghỉ và cách nghỉ của người lao động. Nhưng tốt nhât nếu có việc thực sự quan trọng thì hãy nghỉ, nếu không bạn vẫn nên đi làm đầy đủ vì việc nghỉ phép này có thể sẽ ảnh hưởng đến các chế độ lương thưởng sau này. (Nhiều bạn lao động thường sử dụng những ngày nghỉ này để 1 năm về thăm nhà 1 lần)
Nghỉ có lương trong các ngày lễ, tết theo quy định ngày nghỉ của người Nhật
– Ngoài những ngày nghỉ phép ở trên, thực tập sinh, tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật cũng được nghỉ vào những ngày lễ tết theo quy định của Chính phủ Nhật như: Tết Nguyên đán, Tuần lễ vàng, nghỉ hè.(tổng cộng 1 năm tại Nhật Bản có 16 ngày nghỉ lễ)
– Nghỉ do có công việc cá nhân thì người lao động cần phải xin phép tùy tình hình công việc mà chủ sử dụng có thể đồng ý hoặc không có lương.
4. Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Nhật Bản
– Khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản người lao động nước ngoài vẫn được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo pháp luật Nhật Bản như bảo hiểm xã hội, y tế,bảo hiểm an toàn lao động,… khám sức khỏe định kỳ theo quy định của chính phủ Nhật Bản.
– Người lao động làm việc tại Nhật Bản tham gia đóng bảo hiểm y tế khi bị ốm đâu, bệnh tật lao động sẽ được điều trị, khám chữa bệnh theo chế độ của bảo hiểm y tế. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả 70% và bản thân tự chi 30% chi phí điều trị khi tham gia khám chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện ở Nhật. Khi khám chữa bệnh, thực tập sinh sẽ trả trước các khoản chi phí và lấy hóa đơn để gửi bảo hiểm y tế thanh toán lại.
– Trường hợp, không may bị thương, bị bệnh trong thời gian tu nghiệp sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị. Các trường hợp không thuộc đối tượng được bảo hiểm chi trả: Thai nghén, sinh đẻ, sảy thai và các bệnh phát sinh từ các việc trên, bệnh về răng.
B. CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI KẾT THÚC HỢP ĐỒNG VÀ TRỞ VỀ NƯỚC
5. Được nhận lại khoản tiền bảo hiểm, thuế khi đóng tại Nhật Bản sau khi về nước ( Tiền Nenkin)
Khi trở về nước đúng thời hạn hợp đồng, lao động sẽ được hoàn trả một khoản tiền bảo hiểm an sinh. Số tiền này sẽ phụ thuộc vào thời gian tham gia và mức thu nhập bình quân mỗi tháng của lao động tại Nhật. Số tiền bình quân thực tế được nhận lại được tính theo thời gian làm việc và đóng bảo hiểm bạn có thể tham khảo theo các mức dưới đây:
Các bạn nên liên lạc với doanh nghiệp đang làm việc để được giải quyết vấn đề trước khi hết hợp đồng và về nước để nắm rõ các bước cũng như thủ tục để nhận lại và đảm bảo đúng quyền lợi tránh những rủi ro về sau.
6. Rất nhiều cơ hội việc làm sau khi trở về nước
Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên sẽ nắm trong tay cơ hội rất lớn được làm việc trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, làm giáo viên tiếng Nhật…với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể như: làm giảng viên tiếng Nhật, làm việc trong cách doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam…
Nếu như bạn có vốn tiếng Nhật tốt thì bạn cũng hoàn toàn có thể mở trung tâm tiếng Nhật bởi hiện tại tiếng Nhật đang cực kỳ phổ biến và được nhiều người học tập tại Việt Nam.
7. Cơ hội quay lại Nhật Bản làm việc lần 2
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật, các công ty du học, xuất khẩu lao động rất ưu tiên trong việc tuyển dụng các bạn đã có khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Bởi tác phong, lối sống và kinh nghiệm làm việc sẽ phục vụ rất tốt cho công việc tại Việt Nam.
Trên đây là những quyền lợi cơ bản cho người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hy vọng đây là thông tin hữu ích đối với các bạn muốn tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu còn muốn tìm hiểu thêm bất cứ thông tin gì hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nếu các bạn đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay các bạn lao động đi Nhật Bản trở về nước muốn đi lại hãy liên hệ trực tiếp với Hotline : 0946207711 của chúng tôi để được tư vấn một cách cụ thể nhất nhé.
Ngày 20/10, Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, đang điều tra nguyên nhân tử vong của một người đàn ông khi đang tập gym.
Theo phản ánh trên mạng xã hội, ngày 20/10, người đàn ông trên đến tập tại phòng tập California Fitness & Yoga cơ sở ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Quá trình tập, người này bất ngờ ngất xỉu, có dấu hiệu bị đột quỵ. Người đăng bài tố cáo cho rằng quản lý và nhân viên của phòng tập không gọi và cũng không cho mọi người trong phòng tập gọi cấp cứu mà yêu cầu tự sơ cứu bằng tay ngay tại chỗ.
Hiện trường vụ việc (Ảnh: Linh An).
Sau khoảng 30-40 phút, việc sơ cứu không đem lại tác dụng. Khi nhân viên y tế đến nơi, nạn nhân đã tử vong.
Đáng nói, phòng tập trên chỉ cách Bệnh viện Vinmec khoảng 650m.
Người thân của nạn nhân sau đó đã đến phòng tập, yêu cầu được gặp quản lý và nhân viên có mặt tại thời điểm nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, những người này không xuất hiện.
Chỉ huy Công an quận Hoàng Mai cho biết lực lượng chức năng đang xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.