Aeon Mall đã công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 (từ tháng 3- tháng 8/2024). Theo đó, tại thị trường Việt Nam, doanh thu của doanh nghiệp này gần 8,2 tỷ yên (khoảng 1.400 tỷ đồng) và có tăng trưởng dương. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã chịu tổn thất 1,1 tỷ yên (khoảng 180 tỷ đồng) do hủy dự án Aeon Mall tại Hoàng Mai, Hà Nội. Trong ảnh là bản đồ khu đất dự kiến xây dựng Aeon Mall Hoàng Mai.
Aeon Mall đã công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 (từ tháng 3- tháng 8/2024). Theo đó, tại thị trường Việt Nam, doanh thu của doanh nghiệp này gần 8,2 tỷ yên (khoảng 1.400 tỷ đồng) và có tăng trưởng dương. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã chịu tổn thất 1,1 tỷ yên (khoảng 180 tỷ đồng) do hủy dự án Aeon Mall tại Hoàng Mai, Hà Nội. Trong ảnh là bản đồ khu đất dự kiến xây dựng Aeon Mall Hoàng Mai.
Sáng ngày 15/02/2024, CTCP Khu công nghiệp Gilimex đã tổ chức lễ khởi công Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Gilimex có công suất 7.600 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư 130 tỷ, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 12/2024.
Dự án Trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Gilimex nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể hạ tầng đồng bộ của KCN Gilimex nhằm mang đến một KCN hiện đại, xanh, sạch, phát triển bền vững. Đây cũng là tiền đề để đưa khu công nghiệp Gilimex sớm đi vào hoạt động đồng bộ.
Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Gilimex được thiết kế và ứng dụng công nghệ hiện đại, an toàn, khi hoàn thành sẽ đảm bảo xử lý được toàn bộ vấn đề nước thải của nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp theo tiêu chuẩn cao nhất về nước thải công nghiệp
Các vị đại biểu tham dự buổi lễ khởi công. Nguồn: Gilimex
Từ trước, một trong những chiến lược của Gilimex là mở rộng đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố và chuỗi khách sạn phục vụ khu công nghiệp.
Cụ thể, Gilimex đang tiến hành đầu tư thành lập các khu công nghiệp tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Quảng Ngãi và Quảng Nam. Trong đó chủ trương Khu công nghiệp Phú Bài 4 nằm ở Tỉnh Thừa Thiên Huế và Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang triển khai.
Khu công nghiệp Phú Bài 4 tại thị trấn Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) có quy mô khoảng 460,85 ha được thành lập với tổng vốn đầu tư hơn 2614 tỷ đồng. Đây được dự kiến trở thành khu công nghiệp “Công nghiệp xanh – Công nghiệp sạch – Công nghệ tiên tiến” để sản xuất các sản phẩm chất lượng và giá trị cao.
Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) diện tích khoảng 400 ha tại Khu công nghiệp Bình Tân, xã Thạnh Lợi, huyện Bình Tân, dự kiến sẽ thu hút phát triển công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất linh kiện; máy móc, thiết bị chuyên dùng trong sản xuất nông nghiệp; bảo quản, chế biến nông sản; công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường; Công nghiệp chế biến…
Các vị đại biểu tham dự buổi lễ khởi công. Nguồn: Gilimex
"Cú đấm" bất ngờ của Amazon khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi của Gilimex điêu đứng, doanh nghiệp càng đẩy nhanh, mạnh mảng Bất động sản KCN.
Được thành lập từ năm 1982, Gilimex được biết tới là doanh nghiệp dệt may với các sản phẩm hộp lưu trữ, giỏ đựng đồ gặt, balo, túi xách… làm bằng vải. Từng là ngôi sao sáng trong giai đoạn Covid với kết quả kinh doanh liên tục tăng bằng lần, Gilimex bắt đầu lao dốc kể từ quý III/2022 khi doanh thu giảm đến trên 80% do khách hàng lớn nhất – gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cắt đơn hàng.
Tính chung cả năm 2023, lãi ròng của Gilimex đã giảm tới 92% và dòng tiền kinh doanh ghi nhận mức âm kỷ lục (-319 tỷ đồng).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023, Gilimex ghi nhận doanh thu hơn 230 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế cả năm 2023, công ty Gilimex ghi nhận doanh thu đạt 936 tỷ đồng và lãi ròng 28 tỷ đồng, lần lượt giảm 70% và 92% so với năm 2022. So với kế hoạch kinh doanh đề ra, công ty chỉ hoàn thành 47% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Đáng chú ý là sau 3 quý lỗ liên tiếp, công ty đã có lãi 105 tỷ đồng trước thuế vào quý 4 chủ yếu nhờ vào thu nhập khác (gần 101 tỷ đồng) nhưng không được thuyết minh.
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của công ty Gilimex đạt 3.359 tỷ đồng, giảm 16% so với hồi đầu năm. Có tới hơn 40% tổng tài sản là hàng tồn kho của công ty Gilimex, giá trị đạt 1.364 tỷ đồng. Đáng chú ý là công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá tồn kho mặc dù một lượng lớn hàng tồn kho dành phục vụ sản xuất cho đơn hàng đã bị huỷ của Amazon.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, ông Nguyễn Việt Cường - thành viên HĐQT Công ty Gilimex cho biết, có khoảng 800 tỷ đồng hàng tồn kho phát sinh liên quan đến Amazon sau khi hãng này đột ngột dừng đơn hàng. Lượng hàng tồn kho này chủ yếu là các sản phẩm đặc thù chỉ dùng cho Amazon.
Cũng tại Đại hội, ông Nguyễn Việt Cường cho biết công ty chưa trích lập dự phòng vì chờ kết luận của toà án về vụ kiện đối với Amazon, và đặt mục tiêu xử lý dứt điểm khoản hàng tồn kho trên, dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ không còn mục này.
Tháng 12 năm 2022, Gilimex cáo buộc ông lớn thương mại điện tử Mỹ - Amazon đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng sau khi tăng trưởng chi tiêu trực tuyến hạ nhiệt, khiến nhà sản xuất này gặp tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Gilimex cho biết họ là đối tác chính của Amazon từ năm 2014 đến 2022 và đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa để chứa hàng hóa của Amazon. Những kho chứa này được vận chuyển bởi robot, giúp đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến.
Công ty có trụ sở tại TP.HCM cho biết họ đã tuyển dụng hơn 7,000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn một triệu đơn vị lưu trữ hàng năm. Hoạt động sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua.
Gilimex cho biết họ đã có một thỏa thuận lâu dài với Amazon về tính minh bạch về nhu cầu dự kiến để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng ngày càng mạnh của Amazon trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, vào tháng 4-5 vừa qua, Amazon đã “bất ngờ thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến” trong thời gian còn lại của năm 2022-2023.
Theo đơn kiện của Gilimex, Amazon là khách hàng lớn nhất của họ, với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD vào năm 2021. Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn như IKEA, Columbia Sportswear để đáp ứng nhu cầu của Amazon.
“Vì vậy, trong khi Amazon đạt được mức tăng doanh thu kỷ lục trong thời kỳ đại dịch chủ yếu do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng thì ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex đã mạo hiểm hàng ngày để lập kỷ lục đó theo đúng nghĩa đen”, đơn kiện viết.
Hiện tại, vụ kiện trị giá 280 triệu USD giữa Gilimex và Amazon chưa có kết quả.
Nhận thức thương hiệu giúp khách hàng làm quen với thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, truyền thông xã hội, v.v. Một chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu thành công sẽ giúp một thương hiệu hoặc sản phẩm trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Nhiều thương hiệu có thể kết nối nhận thức thương hiệu với mức độ cân nhắc: Càng nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn, họ càng có nhiều khả năng cân nhắc mua hàng.Mặc dù hành trình mua hàng không diễn ra theo đường thẳng, song phễu tiếp thị truyền thống vẫn đem lại một phương cách hữu ích để hình dung về hành trình này và chứng minh tầm quan trọng của nhận thức.Nhận thức thương hiệu nằm ở phần trên cùng của phễu, nơi những người tiêu dùng có thể quan tâm tới việc tìm hiểu thêm về các sản phẩm của bạn. Tại đây, nếu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng trải nghiệm tích cực, thương hiệu sẽ nâng cao được nhận thức và có thể thôi thúc khách hàng tìm kiếm thêm thông tin.Khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, khách hàng sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo của phễu: cân nhắc, tức thời điểm họ cân nhắc mua hàng. Ý định mua của khách hàng tăng lên, dựa trên cảm hứng họ có được từ những thông tin đã tìm hiểu. Những khách hàng cảm thấy bị thu hút nhiều hơn dựa trên những thông tin bổ sung sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển đổi, khi đó, khách hàng sẽ tìm cách mua hàng.Trong suốt quá trình này, khách hàng tiềm năng của bạn đang thu hẹp các lựa chọn của mình. Các công ty đã có nhận thức về thương hiệu với những khách hàng sẽ dẫn đầu thị trường bởi họ không cần giải thích về mình cũng như những điều khiến họ trở nên khác biệt. Về cơ bản, những công ty này đã giới thiệu về bản thân nên họ có thể tập trung vào việc cung cấp thêm thông tin cụ thể có liên quan đến quyết định mua hàng của người mua tiềm năng.Giả sử, bạn vừa được nghe về một chiếc ti vi tiên tiến mới và khiến bạn quan tâm. Tiếp theo, có hai công ty đang bán cùng một loại ti vi này với mức giá tương tự nhau - một công ty bạn chưa biết tới và một công ty có nhận thức thương hiệu mạnh mẽ. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ mua sản phẩm từ công ty thứ hai thì nhận thức thương hiệu vẫn là thế mạnh, đem lại uy tín cho sản phẩm mà công ty này cung cấp. Và đó cũng là lý do vì sao việc xây dựng nhận thức thương hiệu lại quan trọng đến vậy.Sự chú ý của mọi người là có giới hạn. Với vô số thương hiệu đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý của cùng một tệp người tiêu dùng, việc trở thành thương hiệu đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng khi họ đang cân nhắc một sản phẩm trong danh mục của bạn là điều rất hữu ích. Các thương hiệu lớn đều hiểu rõ điều này, và đó là lý do tại sao chúng ta biết đến họ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người tiêu dùng lại có mối liên kết như hiện tại với các thương hiệu này và những gì họ cung cấp. Và không có gì sai khi những thương hiệu nổi tiếng này từ lâu đã đầu tư vào việc nâng cao nhận thức.
Mới đây, Chuỗi Cafe Amazon – chuỗi cà phê hàng đầu tại Thái Lan và khu vực Đông Nam Á – đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến thứ 10 trong kế hoạch mở rộng toàn cầu và chính thức mở 5 cửa hàng, gồm 2 cửa hàng tại Tp.HCM và 3 cửa hàng nằm trong hệ thống siêu thị Go! tại Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh.
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Việt Nam vẫn là điểm sáng của đầu tư với tiềm năng phát triển lâu dài, Cafe Amazon đã có kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước trong tương lai. Riêng năm 2021, Café Amazon dự định mở thêm nhiều cửa hàng tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Cần nhấn mạnh, Việt Nam với văn hoá cà phê phong phú từ lâu đã trở thành điểm đến của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới Starbuck, Coffee Beans and Tea Leaf, My Life Coffee, McCafe… hiện đang chia phần và cạnh tranh song song với các doanh nghiệp lớn nội địa gồm Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Coffee House, King Coffee…
Ghi nhận, hầu hết các đơn vị đều đang chịu lỗ, tuy nhiên chưa một tay chơi nào có dấu hiệu sẽ dừng mở rộng và chiếm thị phần. Dĩ nhiên, thế lực phía sau của mỗi thương hiệu đều khá vững mạnh, đặc biệt ở khía cạnh trường vốn.
Như vậy, trong cuộc đua ấy, chiến lược đầu tư lâu dài, thậm chí tuyên bố phủ khắp đất nước Việt Nam của Café Amazon được đánh giá là khá hiếu chiến. Là thương hiệu mới mẻ, Café Amazon chắc hẳn sẽ gặp không ít thách thức cho tham vọng tại thị trường Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, chuỗi cà phê Thái Lan đang được hậu thuẫn bởi ai?
Tiền thân là cửa hàng tiện dụng
Cửa hàng Café Amazon đặt cạnh các cây xăng tại Thái.
Ghi nhận, Café Amazon thành lập vào năm 2002, xuất phát điểm đơn thuần là cửa hàng bán các mặt hàng tiện dụng cho người lái xe tại các trạm xăng như bánh kẹo, cà phê và vật dụng cá nhân. Được phát triển bởi Công ty kinh doanh bán lẻ và dầu mỏ (PTTOR), chủ trương của người đứng đầu, Giám đốc điều hành Jiraporn Kaosawad, muốn rót cả tỷ USD để hình thành hàng ngàn quán cà phê ở Thái Lan và nước ngoài, hướng đến đa dạng hóa doanh thu bên cạnh lĩnh vực dầu mỏ.
Trong đó, Café Amazon đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh để tối đa hóa lợi nhuận từ các trạm sạc điện trong tương lai. Khi mà, không chỉ cung cấp nhiên liệu, khách hàng của PTTOR trong thời gian chờ đợi sạc điện xe hơi trong khoảng 20 phút sẽ được phục vụ giải khát, mua sắm tại Café Amazon.
Hiện, PTTOR có 2.000 trạm xăng khắp Thái Lan, dự kiến mở thêm 500 trạm đến năm 2025. Tương ứng, Tập đoàn sẽ tăng nhanh số cây xăng có trạm sạc điện từ 30 hiện nay lên 300 đơn vị đến năm 2022. Chiến lược này đi cùng với chủ trương của Chính phủ Thái Lan rằng số xe điện sẽ đạt 1,05 triệu xe vào năm 2025.
Dần phát triển, Café Amazon hiện sở hữu hơn 3.000 cửa hàng trong nước và 9 quốc gia khác trên thế giới. Chuỗi đặt mục tiêu đạt 5.200 cửa hàng trong thời gian tới tại 11 quốc gia, gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật, Philippines và Myanmar, Oman, Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong đó, PTTOR sẽ liên doanh đầu tư chuỗi với các đối tác địa phương.
Tuyên bố rót 3,5 triệu USD vào Việt Nam, Central Group sở hữu 40% vốn
Tương tự tại Việt Nam, PTTOR cũng phát triển chuỗi trong liên doanh với đối tác Central Group, với 60% do PTTOR góp và 40% của Central Group. Ban đầu, Café Amazon dự kiến đầu tư 3,5 triệu USD vào Việt Nam từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2020 Café Amazon mới mở cửa hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại Big C Go! Bến Tre.
Về Central Group – Tập đoàn đa ngành Thái – đã không còn là cái tên xa lạ với hàng loạt thương vụ M&A đình đám cả thập kỷ qua. Chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ 7/2011, Central Group đã liên tục thực hiện các thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng hơn 6 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ.
Điểm lại, Central Group gây chú ý mạnh khi bắt đầu mở 2 trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và Tp.HCM vào cuối năm 2014. Đầu năm 2015, Central Group đã chi 100 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT – chủ sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Cũng trong năm này, Tập đoàn tiếp tục dậy sóng dư luận khi mua lại chuỗi siêu thị Lan Chi. Sang năm 2016, Central Group mạnh tay chi khoảng 1 tỷ USD để mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam…
Theo CRC, ngành dịch vụ tại Việt Nam tăng trưởng 2,34%, đứng đầu là ngành bán sỉ và bán lẻ với 7% tăng trưởng so với cùng kỳ trong quý 4 năm 2020, đóng góp 33,5% vào nền kinh tế. Ngành dịch vụ cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới.
“Kế hoạch 5 năm của chúng tôi sẽ tập trung phát triển đa ngành, đa nền tảng để gia tăng sự hiện diện từ thành thị đến nông thôn, xây dựng các thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm gắn kết chặt chẽ hơn và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng; phát triển các thương hiệu phi thực phẩm cũng như nền tảng đa kênh”, ông Philippe Broianigo, CEO của Central Retail tại Việt Nam chia sẻ.
Năm 2020, CRC đã mở mới 4 trung tâm thương mại GO! tại Trà Vinh, Quảng Ngãi, Buôn Ma Thuột và Bến Tre; tái định vị thương hiệu Big C thành GO! tại 5 chi nhánh, mở mới 1 siêu thị mini go! ở Tam Kỳ Quảng Nam.
Sang năm 2021, Tập đoàn dự đầu tư tiếp 6,6 tỷ Bath (211 triệu USD) để mở mới 4 trung tâm thương mại và đại siêu thị GO! tại Thái Nguyên, Bà Rịa, Thái Bình và Lào Cai và 1 siêu thị mini go! ở Tây Ninh. Bên cạnh đó, Central Retail sẽ tiến hành chuyển đổi 8 đại siêu thị Big C thành đại siêu thị GO! và chuyển đổi 7 siêu thị Big C thành siêu thị Tops Markets. Và, tập đoàn sẽ tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh với mảng phi thực phẩm.
Trở lại với Café Amazon, quan sát, những giới thiệu khai trương của các Trung tâm thương mại Big C Go! gần đây của Central Group thường đi kèm với quảng cáo chuỗi Café Amazone. Điều này đặt nghi vấn sự phát triển song song của hai đơn vị trong thời gian tới.
Trả lời, phía Central Group cho biết thực tế hai bên chỉ có mối quan hệ đầu tư cổ phần, và có những chiến lược phát triển riêng. Dù vậy, được hậu thuẫn bởi hai tập đoàn lớn là PTTOR và Central Group, phần nào phản ánh được những tham chiến của Café Amazon tại Việt Nam là có cơ sở.