Đền Quan Điều Thất Thái Bình

Đền Quan Điều Thất Thái Bình

Nội thất Phúc Thái  là đơn vị chuyên về Rèm cửa gia đình; văn phòng, Giấy dán tường. Chúng tôi luôn cập nhật những xu thế mới nhất nhằm làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh đó, nhằm góp phần duy trì và phát triển các sản phẩm mỹ nghệ thủ công, chúng tôi cũng giới thiệu và bán các sản phẩm trang trí nội thất chuyên về gỗ: đồ để bàn, ô tô, trang trí nhà, lưu niệm, quà tặng…

Nội thất Phúc Thái  là đơn vị chuyên về Rèm cửa gia đình; văn phòng, Giấy dán tường. Chúng tôi luôn cập nhật những xu thế mới nhất nhằm làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh đó, nhằm góp phần duy trì và phát triển các sản phẩm mỹ nghệ thủ công, chúng tôi cũng giới thiệu và bán các sản phẩm trang trí nội thất chuyên về gỗ: đồ để bàn, ô tô, trang trí nhà, lưu niệm, quà tặng…

Chiêm ngưỡng kiến trúc của đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ

Bạn đang thắc mắc không biết đền thờ Vua Hùng Cần Thơ có gì? Đền thờ Vua Hùng được xây dựng vào ngày 18/6/2019 với chi phí đầu tư 129,5 tỷ đồng. Đền có diện tích rộng 39.000m2 và được phân thành nhiều hạng mục như:

Khu vực cổng chính của đền được xây dựng với kiến trúc sang trọng và ấn tượng với hai chim hạc ở hai bên như đang chào đón du khách thập phương. Đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ được thiết kế tổng thể theo hình bản đồ Việt Nam từ đường Đặng Văn Dày tới khu đền chính.

Đền chính được thiết kế theo mô phỏng về hình trống đồng được cách điệu theo khối tròn và vuông. Thiết kế của đền chính gắn liền với ý nghĩa trời tròn và đất vuông bao bọc 18 cánh chung tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Những cánh cung được xây dựng trên 54 khoảng trên hình tròn biểu tượng cho các dân tộc anh em.

Khu vực trung tâm đền thờ Vua Hùng Cần Thơ là nơi đặt tượng bia được thiết kế bằng lợp ngói đỏ, gỗ và xung quanh là hồ nước. Hồ điều hòa của đền được thiết kế theo hình ảnh về một phần của Biển Đông với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với những cây tre, cây dừa nước đặc trưng miền Tây sông nước. Ngoài ra, ngôi đền còn nổi bật với những chi tiết hoa văn được điêu khắc ở trên thân và cánh của công trình thể hiện nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc.

Gian chính của đền Vua Hùng rộng 400m2 thờ Quốc tổ Hùng Vương, Lạc Tướng, Tổ phụ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ và Lạc Hầu. Tại khu vực này còn có trồng đồng, chuông đồng và trống đồng được mang từ Phú Thọ. Khu chính điện là gian thờ được khắc những chi tiết, hoa văn và phù điêu về truyền thuyết, điển tích và lịch sử.

Cách di chuyển tới đền thờ Vua Hùng Cần Thơ

Để tham quan đền thờ Vua Hùng Cần Thơ trước hết du khách cần di chuyển tới trung tâm thành phố Cần Thơ bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: Máy bay, xe khách hoặc xe máy.

- Máy bay: Du khách khởi hành từ Hà Nội hoặc Sài Gòn du khách có thể đi máy bay tới sân bay Cần Thơ. Từ sân bay tới đền thờ Vua Hùng chỉ 3,2km, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe ôm khoảng 6 phút là tới.

- Xe khách: Nếu khởi hành từ các tỉnh lân cận Cần Thơ, du khách có thể đi bằng xe khách tới bến xe Cần Thơ, sau đó di chuyển tới đền Vua Hùng.

- Xe máy: Chủ động nhất du khách có thể đi xe máy từ trung tâm thành phố Cần Thơ tới đền Vua Hùng nhanh nhất là qua tuyến đường Võ Văn Kiệt với khoảng cách 5,4km, thời gian di chuyển khoảng 11 phút.

Địa chỉ đền thờ Vua Hùng ở đâu Cần Thơ?

Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, thuộc phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đền thờ Vua Hùng có vị trí rất gần với sân bay quốc tế Cần Thơ, vì vậy du khách có thể dễ dàng di chuyển tới địa điểm này.

- Thời gian tham quan: 8h - 18h

Tham dự lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương

Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của đền thờ Vua Hùng Cần Thơ mà còn được tham dự lễ hội được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức với những nghi thức trang nghiêm, dâng hương, dâng hoa và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Các nghi thức chính của lễ hội gồm: Rước linh khí từ Phú Thọ tới Cần Thơ -> làm lễ an vị, bài vị -> mời chuyên gia từ Phú Thọ tới làm các nghi thức diễu binh và rước lễ -> nghi thức thờ trên bàn thờ.

Đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ còn là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những hoạt động văn hóa được tổ chức có ý nghĩa tưởng nhớ tới công lao của những bậc tiền nhân đi trước và giúp người dân hiểu rõ hơn về các nghi thức cúng Vua Hùng.

Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm xứ Tây Đô. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan trọn vẹn nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ chi tiết

Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất nhìn từ vệ tinh

☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội

🔴  MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:

Ngày 03/3/2023, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức Chương trình Sinh viên tập sự 24h cho 77 học sinh Trường Quốc Tế Châu Á Thái Bình Dương (APC) Gia Lai.

Vượt hơn 500km từ phố núi đại ngàn để đến thành phố mang tên Bác, Quý Thầy/Cô và học sinh Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai đã được tham quan, trải nghiệm trong môi trường học tập chuẩn quốc tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, các dịch vụ tiện ích trong khuôn viên Trường nhằm giúp cho học sinh học tập, nghiên cứu, rèn luyện tốt nhất tại Trường. Bên cạnh đó, học sinh còn được Thầy/Cô Trường Đại học Tôn Đức Thắng tư vấn định hướng nghề nghiệp giúp các em hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó suy nghĩ và lựa chọn ngành nghề chính xác hơn, đồng thời đây cũng là cơ hội giúp cho các em giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của mình về ngành học, tuyển sinh để có thể đi đúng hướng ngay từ ban đầu và tạo động lực cho các em nỗ lực phấn đấu trong học tập.

Học sinh Nguyễn Thị Cẩm Vân, lớp 11A3, Trường APC Gia Lai chia sẻ cảm xúc khi được đến với TDTU: “Lần đầu tiên em được tiếp xúc với môi trường hiện đại và quy mô lớn như thế này, đặc biệt mọi thứ đều xanh và sạch. Bên cạnh đó, sự hoà đồng và tính kỷ luật của các anh chị sinh viên cũng làm em ngưỡng mộ. Ý thức cá nhân, nhiệt huyết, trình độ cao chứng tỏ anh chị đã được rèn luyện trong môi trường tuyệt vời. Hy vọng rằng trong tương lai em cũng trở thành một Tân sinh viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”.

Tin chắc rằng, thông qua chương trình trải nghiệm lần này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường học tập uy tín, chất lượng và biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đưa ra lựa chọn về nhóm ngành, nghề phù hợp trong tương lai một cách hiệu quả nhất. Một số hình ảnh của các bạn học sinh Trường APC Gia Lai tham gia Chương trình Sinh viên tập sự 24h tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng:

Các bạn lắng nghe hướng nghiệp và chụp ảnh lưu niệm tại các KhoaCác bạn học sinh hào hứng tham gia trò chơi vận động

Chiến tranh Thái Bình Dương được viết dưới dạng ký sự lịch sử, chủ yếu cung cấp những diễn biến lịch sử quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương của Chiến tranh thế giới thứ 2.

Không chỉ tái hiện lại khá đầy đủ bức tranh chiến trận khắc nghiệt, Chiến tranh Thái Bình Dương đã phần nào thể hiện được tinh thần samurai mạnh mẽ đến mức cực đoan của Nhật Bản.

Sự trung thành bất diệt của tinh thần võ sĩ đạo, điều làm nên tinh thần Nhật Bản, đã từng khiến Nhật Bản rớt xuống hố đen tuyệt vọng trong ảo mộng chiến tranh, cũng chính là sức mạnh khiến Nhật Bản vùng lên mạnh mẽ, khiến cả thế giới kinh ngạc.

Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu từ Trân Châu Cảng, do Thủy sư Đô đốc Isoroku Yamamoto lên kế hoạch.

Cuốn sách Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tháng 4/1941, kế hoạch của Yamamoto chính thức được mang mật danh là “Chiến dịch Z”. Sau nhiều hội nghị và tranh cãi, đến đầu tháng 11, lực lượng của hạm đội hàng không số 1 đã tập trung ở thành phố cảng Kagoshima.

Kể từ đêm 18/11, bốn đội tàu ngầm lần lượt xuất phát tiến về phía quần đảo Hawaii. 6h sáng ngày 26/11, toàn bộ lực lượng đặc nhiệm của Z đã nhổ neo bước vào chiến dịch.

Đúng 7h 53, thời khắc chuẩn bị cho trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng đã hoàn tất, “cuộc tấn công đảm bảo hoàn toàn bất ngờ”.

Tấn công vào Trân Châu Cảng, quân Phiệt Nhật đã chính thức gây chiến trên mặt trận Thái Bình Dương, mở màn cho những năm chiến tranh đau thương, chết chóc.

Quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm Mã Lai, Thái Lan, Singapore, Hong Kong, Philippines, Miến Điện… Vào giữa tháng 3/1942, Nhật Bản đã giành thắng lợi trên nhiều chiến trường ở Đông Nam Á.

Từ Đông Nam Á và tây Thái Bình Dương, các lực lượng Nhật Bản liên tục tiến xa mãi về phía Nam, càng uy hiếp Úc nặng nề hơn.

Đầu tháng 5/1942, “chiến dịch MO” do Phó Đô đốc Shigeyoshi Inoue chỉ huy bắt đầu được thực hiện nhằm đánh chiếm hải cảng Moresby trên bờ nam đảo Guinea, thuộc biển San Hô, nhưng chiến dịch này, Nhật đã “không gặp may”.

Lần đầu tiên kể từ Trân Châu Cảng, một cuộc tiến công của Nhật đã bị đánh bại. Đây chính là những báo hiệu cho sự bại trận sau này của Đế quốc quân phiệt Nhật.

Kế tiếp, sự thất bại của trận đánh Midway đã khiến Hải quân Hoàng gia mất đi “quả đấm thép”. “Người Mỹ bảo vệ được “con đê” của họ, giữ được quyền kiểm soát Thái Bình Dương và từ nay không lùi bước nữa”.

“Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ

Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình”

Hai câu thơ của Tướng Tadamachi Kuribayashi đã phần nào diễn tả được trạng thái của đất nước, con người Nhật Bản trong giai đoạn sau của chiến tranh Thế giới thứ 2, trên mặt trận Thái Bình Dương.

Trận hải chiến ở vùng biển Mariana, hạm đội cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm ba tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy.

Trong tình thế tuyệt vọng của trận chiến, những sĩ quan tham mưu của Nhật đều quyết định hara kiri (mổ bụng tự sát, một truyền thống của samurai Nhật Bản khi thua trận). Những người còn lại quyết định cuộc tiến công “tự sát”, đánh Mỹ cho đến người cuối cùng.

Ngày 7/7/1944, hơn 3.000 người Nhật, “binh lính và thường dân, với đủ loại vũ khí, từ súng trường, súng lục đến gươm và gậy tre vót nhọn xông đến bờ biển tiến công các hậu cứ quân Mỹ”.

Cảnh tượng hoang tàn của Hiroshima sau khi Mỹ thả bom nguyên tử.

Tổng số gần 30.000 dân Nhật sống trên đảo, “có khoảng 22.000 người tự sát tập thể bằng cách đứng từ trên các mỏm núi cao nhảy xuống biển”.

Nhật Bản đã bại trận, nhưng vẫn ngoan cố trên khắp các mặt trận, với những cuộc chiến tranh đau thương, gây tổn thất nặng nề cả về người và của.

Trận thảm hại của quân đội Nhật ở Iwo Jima, khi trong tổng số 21.000 quân Nhật trú phòng, chỉ còn khoảng 3.000 người sống sót đã gây nên nhiều phản ứng khác nhau làm chấn động chính trường Nhật Bản.

Tình hình đen tối ấy đã buộc Nhật hoàng phải đưa ra quyết định “mưu cầu hòa bình”, nhằm cứu đất nước, dân tộc Nhật khỏi thảm họa diệt vong.

Nhưng trong tình thế bại trận thảm hại, quá trình “mưu cầu hòa bình” của chính phủ Nhật, là hành trình gian nan, đau thương vô cùng.

Trên đà thắng lợi, Mỹ tấn công vào Okinawa. Đây là “một ngã tư quốc tế ở Đông Á, nằm giữa Trung Hoa (lục địa), Đài loan và Nhật”, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Trận Okinawa cũng là trận đánh cuối cùng của hải quân Nhật. Trong tình thế lấn át của Mỹ, trận chiến này cũng được xem là “một quyết định tự sát”. Tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp, Phó Đô đốc Ryunosuke Kusaka đã phản đối sự hi sinh vô ích này vì “muốn dành lực lượng cho những trận đánh sắp tới ở ngay trên đất mẹ”, nhưng với sự cố chấp bảo vệ tinh thần võ sĩ đạo, đa số vẫn quyết định đánh đến chết.

Ngày 2/7, trận chiến Okinawa chính thức chấm dứt. Suốt ba tháng chiến đấu, “phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị bom đạn, bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75.000 người (một phần tám dân số trên đảo)”.

Phòng tuyến nơi cửa ngõ bảo vệ nước Nhật đã bị chọc thủng, Mỹ đánh thẳng vào nước Nhật với những cuộc ném bom thẳng tay ở thủ đô Tokyo cùng với nhiều thành phố lớn khác trên khắp Nhật Bản.

Khi hội nghị thượng đỉnh ở Potsdam đã đưa ra bản “Tuyên cáo Potsdam”, yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản bị đặt ra vào tình thế buộc phải lựa chọn. Nhưng trước tình thế ấy, Mỹ đã thí nghiệm thành công Bom “A” (bom nguyên tử), kiên quyết đánh Nhật Bản đến cùng.

Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào 8 giờ 15’17” ngày 6/8/1945 đã khiến Nhật Bản sụp đổ. Người dân Nhật khóc than trong đống hoang tàn đổ nát. Sức chịu đựng đã đi đến giới hạn cuối cùng. Người chết chồng lấp lên nhau, người sống còn chưa thể tin vào cơn ác mộng vừa trải qua.

Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

Tại cuộc họp Nội các kéo dài từ 14 giờ 30 chiều đến 21 giờ 30 tối, “Thủ tướng Suzuki đã buộc phải lựa chọn giải pháp cuối cùng mà ông cùng một số thuộc cấp đã trù tính: Tổ chức Hội nghị Đế chế của Hội đồng Quốc phòng tối cao với sự hiện diện của Hoàng đế để dành quyền quyết định cho Nhật hoàng - một điều vượt ra ngoài hiến pháp Nhật Bản”.

Khi Nhật Bản còn loay hoay với kế hoạch cầu hòa, Mỹ tiếp tục thả thêm một quả bom nguyên tử hủy diệt thành phố Nagasaki. Màu tang tóc thảm thiết bao trùm đất nước Nhật Bản. Khắp nơi cầu khẩn xin Nhật hoàng hãy ra lệnh ngừng chiến tranh.

Trước tình thế này, Nhật Bản buộc phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam cho dù cảm giác “thực là nhục nhã và đau đớn vô cùng”.

Dẫu còn nhiều ý kiến tranh cãi về việc chấp nhận “cầu hòa” vô điều kiện, nhưng Nhật hoàng đã đưa ra quyết định cuối cùng. “Nếu chiến tranh chấm dứt ngay bây giờ, đất nước còn có cơ hội hồi sinh”, cũng là mưu cầu một tương lai “mọi người cùng chung lưng đấu cật, quyết tâm đoàn kết nhất trí thì chúng ta sẽ dễ dàng hồi sinh lại nước Nhật”.

Lễ ký kết chính thức văn bản đầu hàng của Nhật được tổ chức vào sáng ngày 2/9/1945 trên thiết hạm Misouri của Hoa Kỳ thả neo tại vịnh Tokyo. Chiến tranh Thái Bình Dương, màn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Nước Nhật đã hoàn toàn kiệt quệ sau chiến tranh, sự bại trận nặng nề ấy cũng đã thể hiện dấu ấn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời để lại những bài học không thể nào quên cho Nhật Bản.

Chiến tranh Thái Bình Dương được biên soạn bởi hai tác giả Lê Vinh Quốc và Huỳnh Văn Tòng. Cuốn sách có thể trở thành tài liệu tham khảo quý giá cho những người yêu lịch sử, đồng thời muốn tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ 2, cũng như đất nước Nhật Bản.

Không nhiều người biết rằng tại Cần Thơ cũng có đền thờ Vua Hùng thu hút du khách nhờ kiến trúc độc đáo. Nếu bạn đang có dự định đến đền thờ Vua Hùng Cần Thơ để tham quan chiêm bái, hãy cùng luhanhvietnam tham khảo cụ thể qua bài viết sau.