Để cắt giảm chi phí nhà ở, sinh hoạt, hẹn hò, nhiều người trẻ xứ kim chi lựa chọn sống thử. Tuy nhiên, họ cũng không đặt mục tiêu kết hôn, sinh con vì muốn tự do, ít ràng buộc.
Để cắt giảm chi phí nhà ở, sinh hoạt, hẹn hò, nhiều người trẻ xứ kim chi lựa chọn sống thử. Tuy nhiên, họ cũng không đặt mục tiêu kết hôn, sinh con vì muốn tự do, ít ràng buộc.
Theo giới tính, 43,8% nam giới bày tỏ quan điểm tích cực về hôn nhân, trong khi con số tương ứng ở nữ giới đạt 28%, giảm so với 66,1% và 46,9% tương ứng. Ảnh: Herald.
Báo cáo tiết lộ rằng trong số những người ở độ tuổi từ 19 đến 34 vào năm 2022, khoảng 1/3 người Hàn Quốc có quan điểm tích cực về việc kết hôn. Điều này thể hiện sự thay đổi so với năm 2012 khi hơn một nửa trong số họ (56,5%) có quan điểm tích cực về hôn nhân.
Theo giới tính, 43,8% nam giới bày tỏ quan điểm tích cực, trong khi con số tương ứng ở nữ giới đạt 28%, giảm so với 66,1% và 46,9% tương ứng.
Xét về nhóm tuổi, đã có sự thay đổi đáng chú ý trong số những người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 không muốn kết hôn. Tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi từ 25 đến 29 giảm từ 59,5% năm 2012 xuống 36,1% vào năm 2022. Trong khi đó, những người từ 30 đến 34 tuổi có mong muốn kết hôn cao nhất ở mức 39,2%, giảm từ mức 54,3% của một thập kỷ trước.
Đối với giới trẻ Hàn Quốc, trở ngại lớn nhất đối với hôn nhân là các vấn đề khó khăn về tiền bạc. Tỷ lệ người được hỏi cao nhất là 33,7% cho rằng thiếu nguồn tài chính là trở ngại chính cho hôn nhân, tiếp theo là 17,3% bày tỏ sự thiếu cần thiết cho hôn nhân. Những thách thức khác bao gồm lo ngại về gánh nặng sinh con và nuôi con ở mức 11% và điều kiện việc làm không ổn định ở mức 10,2%.
Cả nước ghi nhận 230.000 trẻ sơ sinh vào năm ngoái, phản ánh mức giảm 7,7% so với con số 249.186 của năm trước. Nó thể hiện mức giảm 47,3% so với một thập kỷ trước khi số lượng trẻ sơ sinh ở mức 436.455.
Trong khi đó, tỷ lệ sinh giảm xuống 0,72 vào năm ngoái đánh dấu năm thứ sáu liên tiếp có tỷ lệ sinh dưới 1, kể từ năm 2018, theo Thống kê Hàn Quốc hôm thứ Năm. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã thấp hơn đáng kể so với mức 2,1 được coi là cần thiết để duy trì dân số ổn định.
Dữ liệu cho thấy con số hàng quý đã giảm xuống mức gây sốc là 0,65 trong ba tháng cuối năm 2023. Cơ quan thống kê dự đoán con số hàng năm sẽ giảm xuống 0,68 trong năm nay.
Theo tài liệu "Xu hướng xã hội Hàn Quốc năm 2023" do Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố vào ngày 15/12, có 48,7% nam giới ngoài 30 tuổi và 41,9% nam giới ngoài 20 tuổi cho rằng việc kết hôn là "phải làm hoặc nên làm", giảm mạnh so với năm 2008 lần lượt là 69,7% và 71,9%.
Trong cùng câu hỏi, tỷ lệ trả lời ở phụ nữ ngoài 30 tuổi và ngoài 20 tuổi lần lượt là 31,8% và 27,5%, cũng giảm mạnh so với năm 2008 là 51,5% và 52,9%. Lý do chính người trẻ Hàn Quốc không kết hôn đó là "thiếu tiền cưới".
Tỷ lệ nhận thức tích cực về vấn đề sống chung ở thanh niên từ 20-39 tuổi đã tăng từ 25,9% trong năm 2015 lên 40,6% vào năm 2020. Cùng thời điểm này, tỷ lệ nhận thức tích cực về việc sống độc thân tăng từ 39,1% lên 47,7%.
Số người có cái nhìn tích cực về việc không cần sinh con cái tăng từ 27,7% lên 44,1%; người có nhận thức tích cực về việc sinh con mà không cần kết hôn tăng từ 11,1% lên 20,6%.
Trong số các hộ gia đình thanh niên từ 19-34 tuổi, số hộ không kết hôn mà chỉ sống chung chiếm tới 59,7%, sau đó tới hộ độc thân chiếm 25,4%, hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng là 8,1%, vợ chồng và con cái là 6,8%.