Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không? Hãng kiểm toán ES xin giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không? Hãng kiểm toán ES xin giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Hỏi: Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật có chịu thuế GTGT không?
Trả lời: Phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Hỏi: Chi phí mua phần mềm nước ngoài là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN cần hồ sơ, chứng từ gì?
Trả lời: Bộ hồ sơ, chứng từ hợp lý gồm: Hợp đồng kinh tế, Thư đề nghị thanh toán của Công ty nước ngoài (kèm hóa đơn phí dịch vụ), Chứng từ thanh toán, Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế nhà thầu.
Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về mua phần mềm nước ngoài. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 7 năm 2024
Địa chỉ: Lô 8-9-10, khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 02/7/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp tiếp nhận văn bản số 11/2024/CV-CMI ngày 27/6/2024 của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cỏ May về việc đề nghị giải đáp thuế nhà thầu nước ngoài.
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có ý kiến trả lời như sau:
Tại Điều 1, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, quy định:
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
Điều 6. Đối tượng chịu thuế GTGT
1. Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), bao gồm:
- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;
- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị hàng hóa chỉ phải chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế GTGT được tính chung cho cả hợp đồng.
Điều 7. Thu nhập chịu thuế TNDN
1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).
2. Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
Điều 8. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
2. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
3. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Điều 11. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II.
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Doanh thu tính thuếGiá trị gia tăng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Trường hợp theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT
1 - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Trường hợp, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Doanh thu không bao gồm thuế TNDN
1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms}
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan
- Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;
Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không)
Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì từng phần giá trị công việc theo hợp đồng được áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cỏ May thuê các Công ty nước ngoài tư vấn Thuế thì thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
Nếu nhà thầu nước ngoài không đáp ứng điều kiện để kê khai thuế trực tiếp tại Việt Nam thì Công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài với tỷ lệ % trên doanh thu tính thuế GTGT: 5%, thuế TNDN: 5%.
Trường hợp giá trị hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài là giá đã bao gồm thuế GTGT, TNDN thì số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp bằng doanh thu tính thuế GTGT, TNDN nhân với tỷ lệ % thuế GTGT, TNDN áp dụng đối với các ngành dịch vụ như hướng dẫn nêu trên.
Việc kê khai, nộp thuế Công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thông báo cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cỏ May biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Hàng xách tay được hiểu là các loại hàng hóa được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua đường xách tay như: người thân ở nước ngoài, đi du lịch nước ngoài xách tay như một loại hành lý và mang về, nhân viên hàng không mua hàng ở nước sở tại mang về, vài cá nhân hoặc công ty đứng ra làm dịch vụ mua hàng và chuyển về Việt Nam...
Bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh hợp pháp khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Một số điều kiện như đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn....
Theo Luật sư Phạm Ngọc Hải, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Thăng Long, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, để đúng luật, các loại hành lý, hàng hóa mang từ nước ngoài về chỉ được miễn thuế nếu đáp ứng các điều kiện về miễn thuế xuất nhập khẩu theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và cụ thể hơn là Nghị định 134/2016 của Chính phủ.
Hàng hóa được quảng cáo là hàng xách tay được bày bán tại phố Nguyễn Sơn (Hà Nội) (Ảnh: Hạnh Vũ).
Cụ thể, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:
- Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3 lít.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
- Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
- Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng;
Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
Hiện hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về đến Việt Nam sẽ phải đúng các loại thuế, phí sau:
- Với một số mặt hàng đặc biệt, hàng hóa có thể chịu thêm các loại thuế khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường…
Căn cứ những quy định trên, nếu bạn hàng xách tay và đảm bảo có đủ các điều kiện về nhập khẩu, tem mác, giấy tờ và đóng đủ các loại thuế, phí theo quy định sẽ không phải bán hàng nhập lậu và không bị xử phạt.
Trường hợp bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu.
Theo Điều 15 Nghị định 98/2020 của Chính phủ, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng. Số tiền phạt vi phạm có thể tăng gấp 2 lần trong một số trường hợp đặc biệt.
Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, người có hành vi buôn lậu với hàng hóa có giá trị cao từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hoặc hàng hóa là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự. Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến cao nhất là 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền cao nhất đến 15 tỷ đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.
Với sự phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay, nhu cầu mua hàng nước ngoài trên các trang thương mại điện tử đã và đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Để có thể sở hữu những mặt hàng ngoại chính hãng, người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm một số khoản thuế đi kèm. Vậy các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những loại thuế nào, mặt hàng nào cần đóng thuế,... Hãy cùng Đại lý thuế Trương Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam?
Thông thường sẽ có 3 loại thuế khi mua hàng về Việt Nam gồm: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam?
Thuế nhập khẩu được xem là thuế phức tạp nhất trong quá trình mua và nhập các loại hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Mức thuế này sẽ dựa trên loại hàng hóa và nguồn gốc nhập hàng để tính phí. Mỗi một mặt hàng, cũng như hàng được nhập tại mỗi quốc gia cũng sẽ có quy định cho mức tính thuế riêng.
Lấy ví dụ để bạn dễ hiểu như đối với Trung Quốc khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp hội ASEAN - Trung Quốc. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ thì sẽ được tính theo biểu thuế của WTO. Cũng chính vì vậy, bạn cần phải tra bảng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam mỗi khi nhập hàng.
Thuế nhập khẩu được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng với mọi mặt hàng, tùy vào từng loại mặt hàng sẽ có mức thuế khác nhau từ 0 – 10%. Tuy nhiên, hầu hết mức thuế suất khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam đều là 10%. Bởi theo quy định luật của nhà nước mức thuế 0% sẽ chỉ áp dụng đối với loại hình dịch vụ, mức thuế 5% sẽ áp dụng đối những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, điện nước.
Thuế giá trị gia tăng được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT.
Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ chỉ áp dụng đối với những mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như: Rượu bia, thuốc lá, ô tô,... Còn những mặt hàng phổ biến khác như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa,... sẽ không phải chịu mức thuế này khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế suất.
Những mặt hàng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm:
1. Hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới của Việt Nam.
2. Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
3. Hàng hóa xuất - nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối.
Những mặt hàng không phải đóng thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam:
1. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển.
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
3. Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
4. Các loại dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên nhà nước khi xuất khẩu.
Đồng thời, căn cứ Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có giá trị hải quan trên 1.000.000 VNĐ hoặc tổng số thuế phải nộp trên 100.000VNĐ thì phải nộp thuế hoàn toàn lô hàng nhập khẩu.
Còn đối với những trường hợp gửi dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị hải quan dưới 1.000.000VND hoặc số thuế phải nộp dưới 100.000VNĐ sẽ được miễn thuế.
Hồ sơ miễn thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam
Hồ sơ hải quan miễn thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam phải đảm bảo thực hiện theo quy định về luật hải quan. Đối với những đơn hàng nhập khẩu về Việt Nam người nộp thuế cần chuẩn bị thêm:
- Điều ước quốc tế: Bạn sẽ cần 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn thuế lần đầu cho cơ quan hải quan.
- Hợp đồng ủy thác, hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
Thông thường các thủ tục liên quan đến việc tính thuế trong hải quan sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với những ai mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể đơn giản hóa quá trình phức tạp này bằng cách sử dụng và liên hệ tư vấn từ Đại lý luật Trương Gia.Bài viết trên đây là những thông tin mà đại lý Thuế Trương Gia chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
ĐẠI LÝ THUẾ TRƯƠNG GIA“CẦU NỐI TUYỆT VỜI GIỮA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN THUẾ”