Mức Sống Của Người Dân Việt Nam

Mức Sống Của Người Dân Việt Nam

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do chiến tranh Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát gia tăng và đại dịch COVID-19 đã trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với các công dân Liên minh châu Âu.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do chiến tranh Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát gia tăng và đại dịch COVID-19 đã trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với các công dân Liên minh châu Âu.

Chi tiêu thoải mái, còn dư thì tiết kiệm và đi du lịch

Chị Thu Hương, 35 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Nghề nghiệp: Vợ là nhân viên văn phòng, chồng làm về kỹ thuật ô tô.

Chi tiêu: 39 - 44 triệu đồng/tháng

Vợ chồng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội học tập và làm việc. Chúng tôi sớm mua được một căn chung cư thuộc dự án nhà ở xã hội vào năm 2013 với giá 700 triệu đồng. Nhờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Nhà nước, chúng tôi vay 70% giá trị căn hộ và trả trong vòng 15 năm.

Hàng ngày, tôi không có thói quen ghi chép hay thống kê các khoản chi tiêu một cách chi tiết. Lý do là bởi công việc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu của tôi quá bận rộn. Ngoài ra, tôi thấy cũng không cần kiểm soát tiền theo cách đó vì gia đình tôi không có nhiều khoản chi tiêu ngoài kế hoạch.

Mỗi tháng, nhận lương xong tôi sẽ chi cho các khoản cần dùng, phần tiền thừa cuối mỗi tháng hoặc sau vài tháng tôi sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm.

Bảng chi tiêu một tháng của gia đình chị Hương.

Nhiều bạn bè của tôi thường giữ hết lương của chồng để chi tiêu. Tuy nhiên, gia đình tôi lại khác. Vợ chồng tự giữ lương của mình. Vợ chi trả các khoản thanh toán qua thẻ, tài khoản ngân hàng như tiền học cho con, tiền điện nước. Chồng sẽ rút tiền mặt để đi chợ, đi ăn, đóng phong bì đám đình, thăm hỏi bố mẹ hai bên... Tôi cần tiền mặt thì cũng lấy từ chồng.

So với mức chi tiêu ở Hà Nội, tôi nhận thấy mức chi tiêu của gia đình tôi là trung bình thấp. Tôi biết nhiều gia đình còn tiêu nhiều hơn.

Theo chị Hương, việc chuẩn bị kỹ mỗi bữa ăn trong tuần cũng là một cách tiết kiệm.

Nhiều người nhìn bảng chi tiêu của gia đình tôi sẽ thắc mắc tại sao chi cho du lịch nhiều tiền như vậy mà không để tiết kiệm. Tôi cho rằng, mỗi gia đình nên có khoản tiết kiệm nhất định để dự phòng cho các trường hợp rủi ro. Tuy nhiên, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì nên đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra, cũng cần dành tiền và thời gian cho các chuyến đi chơi để tái tạo năng lượng và tăng gắn kết gia đình.

Gia đình chị Hương thường đi du lịch mỗi tháng để tái tạo năng lượng làm việc.

Vậy nên, gia đình tôi đi du lịch rất nhiều lần trong năm. Đi chơi xa bằng máy bay từ 2-3 chuyến/năm, chi phí từ 25-30 triệu đồng/chuyến. Nếu tháng nào không đi chơi xa, nhà tôi sẽ đi đến các điểm gần Hà Nội, chi phí khoảng 5 triệu đồng/chuyến. Ngoài ra, tôi cũng hay đi theo tour cùng hội bạn, chi phí tầm 2 triệu đồng/chuyến, mỗi năm tôi sẽ đi 3-5 chuyến như vậy.

Có cơ hội đi đến nhiều vùng miền nên tôi nhận thấy, giá cả ở Hà Nội khá đắt đỏ. Những địa phương có chi phí rẻ hơn nhiều so với Hà Nội là Huế, các tỉnh Tây Nguyên.

Đối với việc quản lý tiền, tôi cho rằng, mỗi gia đình nên có kế hoạch rõ ràng với từng hạng mục chi tiêu để không bị "vỡ kế hoạch". Chẳng hạn, tôi thường lên kế hoạch rõ ràng cho từng bữa ăn trong tuần, rất ít khi ăn bên ngoài. Việc chủ động chuẩn bị trước sẽ không khiến tôi phải chi tiền cho những bữa ăn ngẫu hứng ngoài hàng đắt đỏ khi không biết nấu gì mỗi tối.

May mắn thu nhập của vợ chồng tôi vẫn ổn định những năm qua nên chúng tôi gần như không phải cắt giảm khoản chi tiêu nào. Tuy nhiên, tôi nhận thấy mình đang mua khá nhiều quần áo, giày dép nên thời gian tới tôi sẽ cân nhắc để mua ít lại, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng.

Thu nhập hai vợ chồng: 60 triệu đồng/tháng.

Chi tiêu trung bình: 15 triệu/tháng.

Tôi và chồng kết hôn vào tháng 3/2023. Trước đó, chúng tôi có hơn một năm chung sống, nhưng "tiền ai nấy tiêu". Hàng tháng, chồng tôi (khi đó là người yêu) chi trả tiền điện, tiền nước cũng như chi phí ăn uống nói chung. Tôi phụ anh mua một số vật dụng còn thiếu trong nhà, đôi khi "giành" phần đi siêu thị để san sẻ sinh hoạt phí.

Sau cưới, chúng tôi quyết định lập quỹ chung, giao một người nắm giữ. Trong nhiều gia đình, người vợ thường đóng vai trò "tay hòm chìa khóa", chịu trách nhiệm chi tiêu chính. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định chồng là người chịu "gánh nặng" này.

Tôi hoàn toàn tin tưởng chồng mình, vì anh công tác trong lĩnh vực tài chính, có kiến thức trong việc sử dụng hiệu quả đồng tiền. Tính cách anh cẩn thận, khác hẳn với tôi: ẩu đoảng, hoang phí và đôi khi "vung tay quá trán".

Mỗi tháng, sau khi nhận lương, tôi đưa chồng 80% thu nhập để "sung quỹ". Tương tự, anh cũng tự trích 80% lương của mình vào tài khoản chung. Số tiền này phục vụ cho mọi chi tiêu trong gia đình, bao gồm sinh hoạt phí, chăm sóc gia đình nội - ngoại, giải trí, vui chơi (du lịch), mua sắm và một phần dành chuẩn bị cho em bé sắp chào đời.

Ngoài ra, số tiền này cũng phục vụ mục đích tiết kiệm, đầu tư. Tỷ lệ % tiền tích lũy được chúng tôi thống nhất tùy vào từng thời điểm và kế hoạch gia đình.

Phần còn lại của thu nhập, chúng tôi giữ lại cho những buổi cà phê, tụ tập bạn bè riêng, mua sắm cá nhân, tiền xăng, đi lại... Có tháng, chúng tôi chẳng hề tiêu hết quỹ riêng, giữ lại tài khoản cá nhân như một khoản nhỏ của riêng mình.

Theo chị Thục Anh, những bữa cơm gia đình sẽ góp phần cắt giảm chi tiêu.

Khi chia sẻ với người thân, bạn bè về việc giao tiền cho chồng giữ, tôi thường nhận về ánh mắt ngạc nhiên. "Đàn bà phải biết giữ tiền chứ", "Phụ nữ phải nắm kinh tế, sao lại để chồng cầm tiền như vậy", "Sau này chồng ngoại tình thì mất cả chì lẫn chài"... là những lời mọi người thường nói với tôi.

Tuy nhiên, tôi không nghĩ đến những điều như vậy. Đối với tôi, trong mối quan hệ hôn nhân, mỗi cặp vợ chồng sẽ có cách phân chia, chi tiêu hợp lý. Tôi biết nhiều cặp đôi không lập quỹ chung mà chia nhau chi trả các khoản riêng trong nhà, ví dụ: vợ lo tiền ăn, chồng đóng tiền học cho con. Họ vẫn hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống, chẳng sao cả.

Tôi cũng vậy. Hiện tôi hài lòng khi để chồng giữ tiền.

Theo tôi, đồng tiền chung nên do người có kiến thức chi tiêu nắm giữ và phân bổ. Điều này đảm bảo tiêu dùng hài hòa, hợp lý, miễn là vợ chồng có sự thống nhất và minh bạch với nhau.

Tuy nhiên, dù để chồng giữ quỹ chung, nhưng không có nghĩa tôi mặc kệ để anh chịu gánh nặng chi tiêu một mình. Việc giữ tiền chưa khi nào là đơn giản. Tôi vẫn thường kiểm tra số dư chung, tự cân đối các khoản chi tiêu phù hợp với tình trạng tài chính, hỏi ý kiến nhau mỗi khi cần mua sắm đồ đắt đỏ...

Tôi không để chồng một mình trong "cuộc chiến" với tiền bạc.

Những địa phương có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Theo báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3, 5 địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm 2022 gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, TPHCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí "dẫn đầu" với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2022, Quảng Ninh xếp thứ hai do là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Đứng thứ ba trong cả nước là TPHCM - hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế. Đây cũng là địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Các địa phương có chi phí sống cao nhất và thấp nhất năm 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

So với năm 2021, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2022 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng nhà ở thuê, dịch vụ, giải trí và du lịch.

Trong bối cảnh này, 4 gia đình ở Hà Nội, TPHCM và Quảng Ninh đã chia sẻ với Dân trí về bài toán chi tiêu, cách tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính.