Hệ thống trợ lực lái ô tô mang lại sự thuận tiện cho tài xế bằng cách tối ưu lực điều khiển vô lăng. Hơn nữa, hệ thống lái trợ lực điện và hybrid còn điều chỉnh lực linh hoạt tùy theo điều kiện vận hành.
Hệ thống trợ lực lái ô tô mang lại sự thuận tiện cho tài xế bằng cách tối ưu lực điều khiển vô lăng. Hơn nữa, hệ thống lái trợ lực điện và hybrid còn điều chỉnh lực linh hoạt tùy theo điều kiện vận hành.
Trợ lực lái thủy lực (HPS – Hydraulic Power Steering) hay còn gọi là trợ lực dầu, là hệ thống trợ lực lái ô tô ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhờ cấu tạo đơn giản, chi phí lắp đặt, bảo dưỡng thấp.
Hệ thống trợ lực dầu có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: bơm trợ lực lái ô tô, van phân phối, xi-lanh trợ lực và hộp cơ cấu lái gắn vào thanh răng đánh lái.
Tùy vào bố trí của van phân phối, hệ thống trợ lực lái thủy lực được phân thành 3 loại chính:
– Trợ lực có van phân phối và xi-lanh kết hợp trong cơ cấu lái.
– Trợ lực có van phân phối và xi-lanh kết hợp trong đòn kéo.
– Trợ lực có van phân phối và xi-lanh bố trí riêng biệt.
HPS hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng áp suất dầu để hỗ trợ cho việc đánh lái.
Bơm trợ lực lái ô tô nhận công suất từ động cơ thông qua một dây đai, tạo ra áp suất dầu cần thiết. Khi đánh lái, van phân phối sẽ đưa áp suất dầu vào xi-lanh khiến piston đẩy thanh răng theo hướng xoay của vô lăng. Chênh lệch áp suất giữa hai đầu piston sẽ tạo ra lực đẩy giúp lực tác động của người lái lên vô lăng được giảm bớt.
Do bơm dầu nhận năng lượng từ động cơ nên hệ thống trợ lực lái thủy lực chỉ hoạt động khi động cơ đã khởi động.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hệ thống trợ lực lái thủy lực mang đến cảm giác lái chân thực. Trong quá trình lái, tài xế có thể dễ dàng cảm nhận được lực phản hồi truyền ngược lên vô lăng. Hệ thống trợ lực này ít bị hỏng hóc nên chi phí bảo dưỡng cũng rất thấp.
Nhược điểm lớn nhất của loại trợ lực lái ô tô này là khi di chuyển với vận tốc cao cần công suất lớn, khi áp lực dầu lớn thì tay lái cũng trở nên nhạy quá mức cần thiết. Ngoài ra, hệ thống trợ lực lái thủy lực có cấu tạo gồm các bộ phận kích thước không nhỏ nên chiếm khá nhiều không gian. Việc duy trì trạng thái hoạt động liên tục cũng khiến nhiên liệu bị tiêu hao nhiều.
Trợ lực lái điện (EPS – Electric Power Steering) là công nghệ tân tiến được ứng dụng trên các dòng xe hơi hiện đại. Khác với trợ lực dầu, hệ thống này sử dụng mô-tơ điện để đẩy thanh răng lái.
Hệ thống lái trợ lực điện có cấu tạo cơ bản gồm: Mô-tơ điện, cảm biến góc đánh lái, cảm biến lực mô-men xoắn và bộ điều khiển điện tử EPS ECU.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện ô tô cũng đơn giản hơn so với trợ lực lái dầu.
Cảm biến góc đánh lái được lắp đặt tại trục lái, có nhiệm vụ thu nhận thông tin đến từ vô lăng. Cảm biến này liên tục đo góc đánh lái của vô lăng và gửi tín hiệu tới bộ điều khiển điện tử ECU. Sau đó, ECU sẽ tính toán lực cần thiết và truyền đến mô-tơ điện một dòng điện thích hợp. Dòng điện này sẽ tạo ra một lực tương ứng để đẩy thanh răng xoay theo hướng đánh lái.
Ngoài ra, do có mô-tơ điện hỗ trợ nên tay lái khá nhẹ, rất dễ mất kiểm soát khi xe di chuyển nhanh. Do đó, ECU sẽ thu thập thêm thông tin về tốc độ xe từ cảm biến mô-men xoắn để điều chỉnh lực mô-tơ điện sao cho xe chạy càng nhanh thì vô lăng càng nặng, đảm bảo độ an toàn khi đánh lái.
Ưu điểm vượt trội của hệ thống trợ lực lái điện chính là khả năng hỗ trợ người lái tùy theo điều kiện vận hành. Nhờ kết nối với cảm biến tốc độ và cảm biến góc đánh lái mà ECU có thể tính toán chính xác để điều chỉnh lực vô lăng sao cho phù hợp nhất.
Mặt khác, hệ thống hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng từ mô-tơ điện chứ không phải từ động cơ như trợ lực dầu nên có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn. Kích thước của hệ thống trợ lực điện cũng tương đối gọn nhẹ nên có thể tối ưu được không gian và trọng lượng của xe.
Trong một số trường hợp, trợ lực lái điện còn hỗ trợ cho một số hệ thống an toàn hay vận hành khác như cảnh báo chệch làn, đỗ xe tự động hay thay đổi làn đường…
Nhược điểm của hệ thống này là khi bị lỗi thường phải thay thế cả hệ thống nên chi phí sửa chữa cao hơn so với loại trợ lực dầu. Ngoài ra, vì hệ thống trợ lực này giúp vô lăng trở nên quá nhẹ nên không mang lại cảm giác lái chân thực, nhất là khi lái ở chế độ off-road.
Hệ thống trợ lực lái ô tô là một trong những bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Tính năng này được ứng dụng khá phổ biến trên các dòng xe ô tô hiện nay, bao gồm 3 loại chính:
Trợ lực lái ô tô là một hệ thống có tác dụng làm cho việc đánh lái vô lăng trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn bằng cách bổ sung thêm lực cần thiết. Vốn dĩ việc điều khiển vô lăng ô tô cần một lực rất lớn. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống trợ lực lái ô tô mà người lái tiết kiệm được sức khi điều khiển xe.
Hệ thống trợ lực lái điện – thủy lực (EHPS – Electro-hydraulic Power Steering) hay còn gọi là hệ thống trợ lực Hybrid, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự hệ thống trợ lực lái thủy lực, chỉ khác là áp suất dầu sẽ được dẫn động bởi mô-tơ điện thay vì năng lượng truyền động trực tiếp từ động cơ.
Cấu tạo của hệ thống trợ lực Hybrid cũng tương tự như trợ lực thủy lực, chỉ lắp đặt thêm mô-tơ điện kết nối với các cảm biến và ECU để hỗ trợ dẫn động bằng mô-tơ điện.
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống này tương tự trợ lực lái thủy lực nhưng kết hợp với mô-tơ điện để đem lại khả năng điều chỉnh góc đánh lái linh hoạt hơn. Trong hệ thống EHPS, động cơ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, còn mô-tơ điện được dẫn động thông qua bộ điều khiển điện tử ECU. Nhờ đó, lực đẩy thanh răng sẽ được tính toán và điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo độ nặng nhẹ của tay lái tùy theo điều kiện tải trọng và vận tốc của xe.
EHPS là sự kết hợp nhằm tận dụng các lợi thế của hai hệ thống lái trợ lực điện và thủy lực. Do đó, EHPS sở hữu hai ưu điểm nổi bật nhất của 2 hệ thống này, đó là:
– Khả năng điều chỉnh lực quay vô lăng linh hoạt tùy theo điều kiện vận hành như tốc độ, tải trọng xe. Người dùng cũng có thể cài đặt các thông số khác như góc đánh lái, độ nhạy, tốc độ phản hồi vô lăng…
– Cảm giác lái chân thực giúp tài xế có trải nghiệm lái tốt hơn khi vận hành ở chế độ off-road hay điều kiện địa hình khó.
– Bơm trợ lực và mô-tơ điện chỉ truyền động áp suất dầu trong các tình huống nhất định. Do đó có thể tiết kiệm được nhiên liệu đến 20% so với trợ lực dầu.
Một số nhược điểm của cả hai hệ thống lái trợ lực điện và thủy lực cũng đã được cải thiện đáng kể trên hệ thống trợ lực EHPS.
Trên đây là những thông tin về trợ lực lái ô tô và cách phân loại. Người mua có thể tìm hiểu và chọn được dòng ô tô có hệ thống phù hợp với nhu cầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành lao động, thương binh và xã hội đạt được, Phó Thủ tướng nhận định năm 2023 có rất nhiều biến động, với khó khăn, thách thức nhiều hơn so với dự báo.
Đứt gãy chuỗi cung ứng, suy giảm các động lực tăng trưởng từ sản xuất, thương mại, đầu tư trên toàn cầu cùng với xung đột và những bất ổn về an ninh năng lượng, an ninh lương thực; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng làm kinh tế thế giới chậm phục hồi.
Ở trong nước, hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 cùng với tác động của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập việc làm, an sinh, kéo theo các vấn đề xã hội khác. Tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp đã diễn ra từ quý IV/2022, kéo dài sang quý II/2023 ở nhiều địa phương và có xu hướng chuyển dịch sang khu vực phi chính thức.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động từ xa từ sớm của Quốc hội trong hoàn thiện thể chế, giám sát; sự quyết liệt, bản lĩnh, sáng tạo, kịp thời hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tinh thần trên dưới đồng lòng của các bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân Việt Nam đã vượt những cơn gió ngược.
Kết quả phát triển kinh tế-xã hội đạt và vượt 10/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP năm 2023 ước đạt trên 5%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD. An ninh lương thực được bảo đảm. Đã có trên 220.000 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động. Chúng ta đã đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế cao hơn mục tiêu 5 triệu khách.
Thị trường lao động phục hồi tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Theo báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, Việt Nam tăng 12 bậc so với năm trước, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao tặng Huân chương Lao động các hạng cho tập thể, cá nhân của Bộ LĐ-TB&XH có thành tích xuất sắc trong năm 2023 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Đổi mới căn bản chính sách xã hội
Toàn ngành lao động, thương binh và xã hội đã chủ động trong công tác tham mưu hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển xã hội, an sinh.
Nổi bật là Nghị quyết số 42-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới chuyển đổi cách tiếp cận chính sách xã hội từ "bảo đảm và ổn định" sang "ổn định và phát triển"; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội; mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện.
Các giải pháp phục hồi thị trường lao động được triển khai hiệu quả, nhất là giải quyết các vấn đề an sinh cho lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp. Cùng với việc tạo việc làm trong nước, năm 2023, đã có 155.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 29% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2022.
Ngành lao động, thương binh và xã hội đã tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp, cùng với ngành giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 68%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,76%, đạt mục tiêu đề ra.
Đồng thời, thực hiện tốt định hướng, đào tạo trình độ, tay nghề, ngoại ngữ cho lực lượng lao động đáp ứng thị trường lao động quốc tế; đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao (làm việc môi trường công nghiệp, tiếp cận công nghệ tiên tiến) khi trở lại thị trường lao động trong nước sẽ có đóng góp cho phát triển.
Chính sách đền ơn, đáp nghĩa và huy động nguồn lực xã hội đã góp phần chăm lo đời sống cho 1,13 triệu người có công với cách mạng và thân nhân người có công. Kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Công tác trợ giúp xã hội được nâng cao hiệu quả, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ.
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin về các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em.
Việc thực hiện bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả.
Nhận diện điểm nghẽn an sinh, thị trường lao động
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cho rằng ngành lao động, thương binh và xã hội phải nhận diện những thách thức, tồn tại cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần khắc phục tình trạng chậm, xin lùi thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, với tinh thần của Nghị quyết 42-NQ/TW, với mục tiêu cao hơn, cách tiếp cận chính sách đổi mới, tư duy, tầm nhìn khác biệt.
Thị trường lao động còn mất cân đối cung-cầu, trong đó, cầu về lao động chưa bền vững, cung về lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Số người có việc làm phi chính thức vẫn còn cao chiếm 65%. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý III/2023 là 7,86%).
Trước yêu cầu phát triển lực lượng lao động nhằm tận dụng được các cuộc cách mạng chuyển đổi số, năng lượng, tự động hoá, Phó Thủ tướng cho rằng phải hài hoà giữa yêu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tiến tới làm chủ từ thiết kế, sản xuất, thương mại… đi cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
"Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức", Phó Thủ tướng lưu ý.
Bên cạnh đó, phạm vi bao phủ và khả năng giải quyết rủi ro của các chính sách an sinh xã hội còn thấp. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dừng không tiếp tục tham gia có xu hướng tăng. Mất việc, cắt giảm việc làm khiến lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tăng cao.
Nhấn mạnh, việc tham gia các công ước quốc tế về công đoàn và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra những vấn đề mới trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, các tổ chức đại diện cho người lao động,… bảo đảm kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm và an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các cam kết trong các FTA thế hệ mới - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Nguồn nhân lực là tài nguyên, động lực đột phá
Phó Thủ tướng cho biết, năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn đối với toàn cầu. Căng thẳng địa chính trị, xung đột vũ trang cùng với các thách thức an ninh phi truyền thống đến từ khủng hoảng lớn của toàn cầu.
Kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế của thời đại được thúc đẩy bởi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ tự động sẽ thay thế lao động giản đơn trong tương lai gần.
Vì vậy, nhân lực chất lượng cao chính là tài nguyên quan trọng nhất và nhân tài chính là động lực đột phá để Việt Nam rút ngắn khoảng cách, bắt kịp, đi cùng và vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Điều đó đặt ra những trọng trách rất lớn đối với ngành lao động, thương binh và xã hội và khối ngành xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông,… cũng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chia sẻ một vài suy nghĩ về quá trình triển khai nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo của ngành lao động, thương binh và xã hội, Phó Thủ tướng đề nghị trong tháng 1/2024, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu trình Chính phủ Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 42-NQ/TW.
Đồng thời, tập trung thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Nghị quyết 42-NQ/TW trong Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực thực hiện chính sách xã hội theo hướng linh hoạt, hiệu quả; nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tăng cường xã hội hoá, hợp tác công - tư trong thực hiện chính sách xã hội.
Đặc biệt, cần sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm và an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các cam kết trong các FTA thế hệ mới; giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động: đối thoại, thương lượng tập thể, đình công, giải quyết tranh chấp lao động đúng pháp luật.
Bộ phải chú trọng dự báo sát nhu cầu của thị trường lao động để chủ động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý đảm bảo hài hòa cung – cầu, trong đó cần hoàn thiện khung pháp lý để vận hành sàn giao dịch việc làm công khai, minh bạch trong quý I/2024.
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện khung chính sách quốc gia và chiến lược thích ứng với quá trình già hoá và mất cân bằng giới trong cơ cấu dân số.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện các cơ chế liên thông về chương trình giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào phải đóng vai trò chính trong đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng tin tưởng ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, liên thông, chuyên nghiệp
Ngành lao động, thương binh và xã hội cần tiếp tục đóng vai trò là hạt nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trong thời gian tới cần nghiên cứu tham mưu hoàn thiện mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng phải là mức cao nhất trong các chính sách xã hội.
Ban hành các định mức, đơn giá trong tháng 3/2024 và phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tốt việc tìm kiếm; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, tìm kiếm thân nhân của các liệt sĩ.
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; khắc phục hiệu quả tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các hành vi gian lận, trục lợi khác, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hoàn thiện các chính sách đối với người cao tuổi và trình ban hành Chiến lược quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, các địa phương để giải quyết các vấn đề của công nhân như: Nhà ở, điều kiện sống cho công nhân và điều kiện học tập cho con em người lao động.
Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, liên thông, chuyên nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu và tăng khả năng tiếp cận cho các nhóm đối tượng, nhất là công nhân, người có hoàn cảnh khó khăn, người di cư, đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, hoạt động chuyên nghiệp. Thúc đẩy xã hội hóa trong phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội.
"Chúng ta cần đưa ra những định hướng, ưu đãi rõ ràng để huy động nguồn lực tư nhân tham gia, đầu tư vào hệ thống trợ giúp xã hội; tạo điều kiện để những người khó khăn, khuyết tật được tiếp cận được với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá,…", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Ngành lao động, thương binh và xã hội cũng phải quan tâm đến các giải pháp bảo vệ trẻ em, nhất là trên môi trường mạng.
Nhấn mạnh yêu cầu kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, tăng cường phân cấp, cải cách hành chính, Phó Thủ tướng mong muốn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên ngành lao động, thương binh và xã hội cần tiếp tục phát huy bản lĩnh, truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới. Đó chính là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng tin tưởng, bước vào năm 2024 với tâm thế mới, cùng khát vọng phát triển ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.