Ông Tổ Nghề Cơ Khí Là Ai

Ông Tổ Nghề Cơ Khí Là Ai

Trang chủ / Tin tức sự kiện / Học nghề cơ khí, sự lựa chọn đúng đắn

Trang chủ / Tin tức sự kiện / Học nghề cơ khí, sự lựa chọn đúng đắn

Có cơ hội việc làm ở nước ngoài

Đối với ngành cơ khí, cơ hội việc làm ở các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…) rất là nhiều và rộng mở. Sau khi học xong và có tấm bằng trong tay, chúng ta có thể lựa chọn công việc là đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm các việc làm kỹ thuật bên nước ngoài cũng là một hướng đi hay và đang rất hot hiện nay.

Khi đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta sẽ phải bỏ ra một chi phí cho việc học tiếng và cho bên môi giới việc làm. Tuy vậy sau khi đã có việc làm ổn định, nguồn thu nhập bên đó khá là cao. Việc trả đủ tiền chi phí cho việc làm và cũng như có tiền tích góp sau này không phải là một việc quá khó.

Là ngành học giúp sinh viên có thể nắm vững được quy trình công nghệ gia công các loại máy móc, thiết bị và các trang thiết bị phụ trợ hữu ích phục vụ cho cho công tác thiết kế các loại máy trong các ngành máy móc cơ khí, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, ô tô, tàu thủy… tối ưu quá trình sản xuất và xây dựng hệ thống nhà xưởng

Các kiến thức được áp dụng thực tế

Các sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong cuộc sống, từ những vật liệu đơn giản rẻ tiền (thìa, muỗng, xoong, chảo…) cho đến các thiết bị (tivi, tủ lạnh, máy giặt…) và các loại xe cộ đi lại đều là những thành quả sản phẩm của ngành cơ khí nói riêng và kỹ thuật nói chung.

Hình ảnh các sản phẩm gia dụng hằng ngày ngành cơ khí chế tạo

Các sản phẩm dùng một thời gian sẽ dẫn đến hỏng hóc, đối với một người học ngành cơ khí chúng ta phải biết nắm rõ được công nghệ của trang thiết bị, cách thức sử dụng và đưa ra được phương pháp sửa chữa.

Các kiến thức lý thuyết trên trường đôi khi khá khô khan, nhưng sau khi được áp dụng vào thực tế chúng ta sẽ thấy thích thú hơn đối với ngành cơ khí này.

Ngoài các kiến thức về chuyên ngành, sinh viên học ngành cơ khí sẽ còn được trau dồi các kiến thức về mảng máy tính, điện, điều khiển… đồng thời sinh viên sẽ được học về các môn tâm lý học, kinh tế và tiếp xúc với các môi trường làm việc công xưởng.

Không những được trau dồi tay nghề cứng, ngành cơ khí sẽ còn mở ra nhiều cơ hội về kinh doanh cũng như quản lý các cấp độ sản xuất khác nhau. Để đạt được mục tiêu như vậy, người học cần phải có một thái độ chuyên nghiệp và nỗ lực hết mình.

Trong một thị trường việc làm sau tốt nghiệp vốn nổi tiếng là khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao như tại Việt Nam và một số quốc gia hiện nay, nếu như có tay nghề vững và sự tự tin vào nghề sẽ là một lợi thế lớn để có được một việc làm ổn định.

Một trong các ngành kỹ thuật dễ xin việc nhất là kỹ sư xây dựng và đặc biệt là các kỹ sư cơ khí, bởi chúng ta sẽ áp dụng các định luật toán học và vật lý cơ bản để tạo và chế tạo các thiết bị cơ khí chúng ta sử dụng hàng ngày. Mà nhu cầu về các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng là không bao giờ bị hạn chế.

Tại Việt Nam, mức lương cho ngành cơ khí không thực sự hấp dẫn nếu so sánh với một số quốc gia tiên phong khác, do vậy nhiều người lựa chon xuất khẩu lao động với việc làm cơ khí và làm việc tại những quốc gia này như Nhật, Hàn Quốc… để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Ngành cơ khí, các môn học ngành cơ khí được giảng dạy

Trước tiên, khi bước vào năm nhất hầu hết tất cả các sinh viên đều sẽ được học và đào tạo các môn đại cương hay được các bạn gọi đùa là “đại cương môn phái”.

Ở đây, các môn sẽ được giảng dạy bao gồm:

Các môn đại cương sẽ là nền móng cho các môn cơ sở sau này, các định lý định luật của các môn cơ sở ngành sẽ được lấy dữ liệu từ các môn đại cương mà năm nhất đã được học.

Là môn học cầu nối giúp sinh viên bắt đầu tiếp cận đến các kiến thức về ngành mình học. Ở những môn học này, lý thuyết và công thức sẽ chiếm khá nhiều. Các công thức sẽ được xây dựng từ các môn học đại cương năm nhất, chúng sẽ được áp dụng thực tế vào ngành cơ khí.

Hình ảnh chi tiết được phân tích lực tác động qua phần mềm Solidworks

Đa số sinh viên đều sẽ trượt nhiều ở những năm học và môn học này, kiến thức của chúng khá là rộng và nhiều công thức phải nhớ. Khi áp dụng vào một ngành thực tế, các khái niệm khá là mơ hồ và khiến cho nhiều em sinh viên chán nản và không chú trọng vào chúng.

Sau khi đã nắm vững được các lý thuyết từ các môn cơ sở ngành. Đây là lúc mà các em sinh viên sẽ được học những kiến thức thực tiễn nhất, có tính ứng dụng cao nhất sau khi ra trường và tìm việc làm.

Các môn này sẽ được các thầy cô cùng bộ môn giảng dạy, là những giáo sư tiến sỹ đi đầu về nghiên cứu khoa học và là những thầy cô anh chị khóa trước của mình, sau khi đi làm đề tài ở nước ngoài sẽ quay về Việt Nam và trực tiếp giảng dạy.

Để tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học qua các năm, thường thì đan xen giữa các môn học sẽ có những bài đồ án, bài tập lớn giúp sinh viên có thể củng cố và kết hợp các kiến thức ở các mảng khác nhau tạo thành một đồ án lớn nhất định.

Khi đó, sinh viên sẽ được các thầy cô bộ môn giao đề tài, đầu vào sẽ được cung cấp. Đầu ra sinh viên sẽ xử lý và tính toán, hằng tuần sinh viên sẽ lên gặp thầy cô hướng dẫn để trao đổi tiến độ công việc.

Hình ảnh sinh viên làm lễ bảo vệ tốt nghiệp

Và cuối cùng, để tổng kết lại các kiến thức trong suốt năm học. Sinh viên sẽ được làm một đồ án được gọi là đồ án tốt nghiệp, ở đây các kiến thức sẽ được trải dài từ năm nhất đến năm cuối. Sinh viên sẽ làm theo một nhóm 2-4 người, mỗi người sẽ phụ trách một mảng nhất định trong đề tài đồ án. Sau khi hoàn thành xong đồ án và được người hướng dẫn cho bảo vệ, một hội đồng chấm đồ án sẽ được lập ra và nhóm sinh viên sẽ thuyết trình đồ án của mình.

Ông Thắng “Hồng Cơ”, tân Chủ tịch LienVietPostBank là ai?

VietTimes -- Tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank có một lịch sử công tác phong phú. Theo công bố tại cáo bạch niêm yết năm 2017 của LPB, bên cạnh chức vụ tại ngân hàng, ông Nguyễn Đình Thắng còn đang đồng thời giữ ghế chủ chốt tại 14 doanh nghiệp/tổ chức khác – chủ yếu là các vị trí tối cao.

Chiều nay 28/3, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank; Mã chứng khoán: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.

Đại hội đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đình Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank thay cho ông Nguyễn Đức Hưởng – người xin rút về làm cố vấn cho ngân hàng, vì lý do sức khỏe.

Tân Chủ tịch LPB Nguyễn Đình Thắng sinh ngày 02/11/1957 tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

So với các thành viên khác trong HĐQT LPB, ông Thắng là một cái tên kỳ cựu. Ông đã xuất hiện trong cơ cấu quản trị LPB ngay từ những ngày đầu thành lập, và giữ cương vị thành viên HĐQT suốt giai đoạn từ 2008 – 04/2017. Sau ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2017 của LPB, ông Thắng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch.

Hơn một năm sau, như đã biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vừa diễn ra của LPB, vị doanh nhân gốc Thanh Hóa đã vươn lên giữ trọng trách cao nhất tại ngân hàng.

Tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank có một lịch sử công tác phong phú. Theo công bố tại cáo bạch niêm yết năm 2017 của LPB, bên cạnh chức vụ tại đây, ông Thắng còn đang đồng thời giữ ghế chủ chốt tại 14 doanh nghiệp/tổ chức khác – chủ yếu là các vị trí tối cao.

Có thể kể đến như: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Công nghệ Hồng Cơ; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Viễn thông Việt Nhất (VNCTC); Chủ tịch HĐQTV Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Đan Phong; Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Liên Việt; Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Trường Thọ; Phó Chủ tịch HĐQT CTCP HQT Việt Nam; Chủ tịch CTCP Nông nghiệp Xanh 3 LỢI; Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghiệp Vinh; Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Vùng đất mới.

Không chỉ là lãnh đạo doanh nghiệp, ông Thắng còn tích cực tham gia và giữ cương vị ở nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, như Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật các TCTD, để đảm nhận cương vị Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, ông Thắng sẽ phải từ nhiệm tất cả các chức danh lãnh đạo ngoài ngân hàng.

Tiểu sử nêu tại cáo bạch cho thấy, ông Thắng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, ngành Xử lý thông tin kinh tế bằng máy tính điện tử trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1979. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông Thắng được giữ làm giảng viên Đại học Kinh tế Kế hoạch tại trường này.

Sau đó, ông có 3 năm tham gia Quân đội từ 1980 đến 1983 với các vị trí như Hạ sĩ quan Sư đoàn 354, Trợ lý kế hoạch, phòng tham mưu binh đoàn 600-QK7.

Từ 1983 đến 1993, ông Thắng làm Trưởng phòng Phòng Tin học của Công ty Máy tính IBM Việt Nam (nay là công ty Máy tính Việt Nam 2).

Đến năm 1993, ông Thắng quyết định thành lập Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ.

Theo thông tin trên báo chí, ông Thắng đã start-up với vốn liếng ban đầu chỉ 1.000 USD. Chính start-up này đã tạo ra nickname Thắng "Hồng Cơ” cho Chủ tịch hiện thời của LPB. Với Hồng Cơ, ông Thắng từng được đánh giá là chuyên gia phần mềm nổi danh hàng đầu tại Việt Nam một thời.

Sau khi gia nhập LienVietPostBank vào năm 2008, ông Thắng để lại dấu ấn sâu đậm khi là người chỉ đạo trực tiếp xây dựng và phát triển Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt Ví Việt) – sản phẩm thanh toán online mang tính đột phá của LPB.

Dự án được tham vọng làm tiền đề để xây dựng để phát triển thành ngân hàng số trong tương lai. Ví Việt được đánh giá là quyết định khá khác biệt và táo bạo khi hầu hết các ngân hàng hiện nay đều bắt tay với fintech để ra mắt ví điện tử.

Theo số liệu mới nhất, Ví Việt đến nay đã phát triển lên tới 2,1 triệu người dùng và con số này đang tiếp tục tăng nhanh. Đã có khoảng 7.000 tỷ đồng được lưu chuyển qua Ví Việt. Ứng dụng này thành công nhờ đi tiên phong và xây dựng được một hệ sinh thái hấp dẫn xoay quanh và theo tiết lộ của người khai sinh thì nó sẽ ngày càng thêm nhiều tiện ích mới...

Cập nhật đến thời điểm 30/09/2017, cá nhân ông Nguyễn Đình Thắng đang trực tiếp nắm giữ 27,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 4,31%.

Em gái ông Thắng, là bà Nguyễn Thị Hoa, cũng sở hữu cá nhân đối 187 nghìn cổ phiếu LPB. Theo cáo bạch, ông Thắng và người thân không có các khoản nợ đối với LienVietPostBank.

Ngành cơ khí, kỹ thuật cơ khí được đánh giá là then chốt trong nền sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, nhất là với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy cụ thể ngành cơ khí, kỹ thuật cơ khí là gì và các vấn đề liên quan đến cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.