Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tính đến hết tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc. Kim ngạch XK thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 28%, đạt 3,4 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tính đến hết tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc. Kim ngạch XK thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 28%, đạt 3,4 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 1,1 tỷ USD; Nhật Bản 1,1 tỷ USD; EU đạt 715 triệu USD và Hàn Quốc đạt 568 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt gần 2,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.
Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.
Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.
Cá tra: tháng 9/2023, XK cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay, với giá trị gần 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 3. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam T1-T9/2023
Về cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 như sau:
Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu T1-T9/2023
Xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%.
Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Tháng 9/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 72 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 18% so với tháng trước đó.
Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1-T9/2023
Về sản phẩm, XK thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 9. Do đó, tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, XK nhóm sản phẩm này giảm 41%, đạt 315 triệu USD. XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam cũng có xu hướng giảm sâu hơn trong tháng này, giảm 15% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, có xu hướng tăng nhanh hơn trong tháng 9, với mức tăng 97%. Mức tăng này đã nâng tổng giá trị XK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2023 lên hơn 107 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ.
Về thị trường, XK cá ngừ sang một số thị trường chính đang có dấu hiệu hồi phục trong tháng 9 sau một thời gian sụt giảm như Canada và Nga, với mức tăng lần lượt là 44% và 124%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường truyền thống lại đảo chiều giảm như EU và Israel.
Tại thị trường Mỹ, XK cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.
Bảng 7. Top 6 thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Năm 2022 là khoảng thời gian đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam do những ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm 2021; trị giá nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD. Một con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giao thương bị hạn chế đáng kể.
Nông lâm thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trong năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản mang về 53,2 tỷ USD, vượt xa mốc kỷ lục 48,6 tỷ USD của năm 2021…
Bước sang các tháng đầu năm 2023, những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, tình hình lạm phát cao tại một số quốc gia, các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhất là ở các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng khiến kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 20,2 tỷ USD, giảm 11,1%. Trong đó, nhóm nông sản đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,9%; chăn nuôi đạt 190 triệu USD, tăng 34,5%; thuỷ sản 3,47 tỷ USD, giảm 25,9%; lâm sản đạt 5,52 tỷ USD, giảm 26,8%; đầu vào sản xuất đạt 779 triệu USD, giảm 25,9% và muối đạt 2 triệu USD, giảm 11,9%.
Đặc biệt là kể từ sau khi Trung Quốc mở cửa sau Covid-19, xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung bật tăng mạnh, đạt 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 4 cũng tăng 11,35% so với tháng 3/2023, đạt 125,5 triệu USD.
Trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm 2022 như: Cà phê 2,02 tỷ USD, tăng 0,2%; rau quả 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%; hạt điều 1,28 triệu USD, tăng 5,5%; thịt, phụ phẩm 58 triệu USD, tăng 59,1%...; nhất là gạo đạt 2,02 tỷ USD, tăng tới 49%.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: Cao su 799 triệu USD, giảm 24,0%; chè đạt 65 triệu USD, giảm 18,9%; hồ tiêu đạt 414 triệu USD, giảm 9,9%; sắn và sản phẩm sắn đạt 539 triệu USD, giảm 14,3%.
Xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm 2023 đạt 690 triệu USD, giảm 40,7%; xuất khẩu tôm 1,22 tỷ USD, giảm 34,4%, gỗ và sản phẩm gỗ 5,1 tỷ USD, giảm 27,3%; mây, tre, cói thảm 298 triệu USD, giảm 28,4%...
Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản xuất khẩu chính giảm, cụ thể: Hồ tiêu 3.011 USD/tấn, giảm 34,9%; phân bón các loại 415 USD/tấn, giảm 35,2%; cao su 1.378 USD/tấn, giảm 21,5%; sắn và sản phẩm từ sắn 382 USD/tấn, giảm 12,0%... riêng giá gạo đạt 517 USD/tấn, tăng 5,8%; cà phê đạt 2.295 USD/tấn, tăng 2,4%.
Về thị trường xuất khẩu, 5 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 9,73 tỷ USD, tăng 2,3%; châu Mỹ đạt 4,42 tỷ USD, giảm 34,6%; châu Âu đạt 2,42 tỷ USD, giảm 13,2%; châu Phi đạt 327 triệu USD, giảm 5,6%; châu Đại Dương đạt 280 triệu USD, giảm 28%.
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ chiếm 19,8%, giảm 35,2% và Nhật Bản chiếm 7,8%, giảm 1,2%.
Hội nhập kinh tế mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Đến nay, nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 186 thị trường trên thế giới. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, chè, hạt điều…
Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã có sự nhanh nhạy, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như: vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang châu Âu...
Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục.
Riêng một số ngành như sản xuất đồ gỗ, đẩy mạnh phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp cận khách hàng quốc tế hơn.
Tái diễn ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu
Hiện tình hình xuất khẩu nông sản dần tăng trở lại, các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại tại thị trường khu vực châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á.
Tuy nhiên, lạm phát cao tại một số quốc gia phát triển khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng. Hơn nữa, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều quốc gia thực thi chính sách tăng cường bảo hộ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, đã tiếp tục gây khó cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta.
Mới đây Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh về tình hình ùn tắc hàng hoá chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và các khuyến nghị. Theo đó, từ ngày 23/5/2023, lượng phương tiện chở hàng hóa lên khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến do mặt hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang vào mùa vụ thu hoạch và mặt hàng này chỉ được xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế.
Tuy nhiên, đã tái diễn tình trạng ùn ứ, mỗi ngày có hàng trăm xe vận chuyển nông sản chưa thể thông quan phải dừng đỗ trên tuyến đường quốc lộ 1A, lượng phương tiện dừng đỗ ngoài khu vực cửa khẩu đã kéo dài qua địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Dự báo trong thời gian tới, các phương tiện chở mặt hàng sầu riêng từ các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ tiếp tục dồn lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh các mặt hàng hoa quả khác như: vải, xoài, thanh long, mít,… đang vào mùa vụ thu hoạch được đưa lên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn sẽ gây nên tình trạng ùn tắc kéo dài, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trái cây nhanh chín và dễ suy giảm phẩm chất, nhiều xe hàng không đảm bảo chất lượng nên không thể xuất khẩu và phải quay đầu.
Ổn định sản xuất trong nước theo hướng chuẩn hóa các ngành hàng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 5 đầu năm 2023, sản xuất nông, lâm, thủy sản tập trung chủ yếu vào chăm sóc và thu hoạch lúa và rau màu vụ Đông Xuân; gieo cấy lúa Hè Thu; tháo gỡ khó khăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; hỗ trợ và khuyến khích ngư dân tích cực bám biển và nghiêm túc thực hiện các quy định về IUU.
Trong nước, các mặt hàng quả có nguồn cung dồi dào, tương đối ổn định, nhiều loại sắp vào vụ thu hoạch (xoài, sầu riêng, mít, chanh, vải). Chăn nuôi gia súc gia cầm vẫn nhiều khó khăn.
Thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản và cháy rừng rất cao ở nhiều địa phương; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Để khắc phục những khó khăn này, cần đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU...
Tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Cuối quý 2 sẽ là thời điểm phục hồi của các thị trường, vì vậy phải chủ động về thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thúc đẩy sản xuất, tận dụng cơ hội để phục hồi xuất khẩu.
Cùng với đó, ngành nông nghiệp cần tận dụng các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài./.
Phòng Thông tin & xúc tiến thương mại - VIOIT